Sáng 17/3, tại nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ban Thường vụ Đảng uỷ Quốc hội đã họp để cho ý kiến về Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; Báo cáo tiến độ công việc liên quan tới sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung cuộc họp. Ảnh: Quốc hội
Phát biểu mở đầu, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại cuộc họp này, Ban Thường vụ Đảng uỷ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số nội dung nhằm phục vụ việc sắp xếp tinh gọn bộ máy để trình cấp có thẩm quyền.
Trên tinh thần đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội sẽ trao đổi, thảo luận về dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
Nhấn mạnh cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang đi vào giai đoạn thứ hai, chuẩn bị tiến hành sắp xếp bộ máy cấp xã; sau khi tiến hành sửa đổi Hiến pháp mới đi vào nghiên cứu xem xét việc bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh.
Do đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu từng cơ quan, đơn vị phải lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường thật tốt công tác chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân làm chặt chẽ từ trung ương tới địa phương để thống nhất cả trong nhận thức và hành động thực hiện chủ trương của Đảng vì sự phát triển của đất nước.
Đề phòng các thế lực thù địch lợi dụng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy để chống phá, xuyên tạc.
Ông đề nghị tất cả các nội dung thuộc Đảng ủy Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình cấp có thẩm quyền thì các cơ quan của Quốc hội phải tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ để đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc theo yêu cầu đặt ra.
Liên quan đến việc tinh gọn bộ máy, mới đây, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sau cuộc họp của Bộ Chính trị thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Đảng ủy Chính phủ gửi đề án lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, sau đó tổng hợp và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, dự kiến vào trung tuần tháng 4/2025.
Theo Bộ trưởng, sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.
Theo Bộ trưởng Nội vụ, hiện đang có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, tới đây sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000 xã, mỗi xã “gần như là một huyện nhỏ.”
-
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh phải sắp xếp, sáp nhập đã được xác định.
-
Sáp nhập tỉnh, thành: Liệu có bùng nổ "cơn địa chấn" mới về giá đất?
Những thông tin về đề xuất sáp nhập một số tỉnh, thành đang khuấy động thị trường bất động sản, kéo theo kỳ vọng về một làn sóng tăng giá đất mạnh mẽ. Nhiều nhà đầu tư ráo riết săn lùng quỹ đất tại các khu vực nằm trong diện sáp nhập, tin rằng giá trị bất động sản sẽ bật tăng nhờ quy hoạch mở rộng và hạ tầng được nâng cấp. Tuy nhiên, không ít chuyên gia cảnh báo, cơn sốt này có thể chỉ là phản ứng tâm lý ngắn hạn, tiềm ẩn rủi ro cho những ai lao vào cuộc đua mà chưa kịp cân nhắc kỹ lưỡng.
-
Thông tin lộ trình cụ thể việc Sáp Nhập Tỉnh, Bỏ Cấp Huyện
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và bỏ cấp huyện đang được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ chỉ đạo thực hiện nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Các thông tin mới nhất từ báo chí chính thống và cơ quan chức năng đã thông tin lộ trình cụ thể của đề án này, với những mốc thời gian rõ ràng và bước đi được xác định.
-
Từ 63 tỉnh XUỐNG bao nhiêu? 3 Kịch bản sáp nhập tỉnh Việt Nam đến năm 2030
Hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, con số này là kết quả của quá trình chia tách và sáp nhập qua nhiều giai đoạn kể từ năm 1975. Tuy nhiên, với mục tiêu tinh gọn bộ máy hành chính và tối ưu hóa nguồn lực, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh không đáp ứng tiêu chí về diện tích và dân số. Vậy đến năm 2030, từ 63 tỉnh, Việt Nam sẽ còn lại bao nhiêu? Hãy cùng phân tích các kịch bản dựa trên tiêu chí hiện hành và xu hướng phát triển.








-
Sau sáp nhập xã, loạt chức danh quen thuộc nào sẽ không còn?
Việc thực hiện sắp xếp bộ máy hành chính cấp cơ sở theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Chính phủ.
-
Hà Nội thống nhất sắp xếp từ 526 còn 126 xã, phường
Chiều 28/4, tại Hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã biểu quyết thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thành phố.
-
Bộ Nội vụ nêu lý do dự kiến không giữ lại 87 thành phố trực thuộc
Từ ngày 1/7/2025, hệ thống đơn vị hành chính cấp huyện tại Việt Nam, bao gồm cả các thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chính thức được xóa bỏ theo lộ trình cải cách bộ máy chính quyền địa phương....