Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đưa ra tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, sáng 18/3.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng đề xuất 8 nhiệm vụ đối với cải cách hành chính từ nay đến hết năm 2025. Đáng chú ý như việc đẩy mạnh cải cách thể chế để bảo đảm yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kiến tạo, phát triển và tăng trưởng; kịp thời việc phân cấp, phân quyền đáp ứng yêu cầu “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP
Tập trung tháo gỡ những nút thắt thể chế, trọng tâm là các thể chế đang gây lực cản cho tăng trưởng; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.
Đặc biệt là tập trung triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, khẩn trương, hiệu quả.
“Dự kiến, chúng ta sẽ hoàn thành toàn bộ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 30/6 để đến ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã được vận hành theo tổ chức mới. Chúng ta cũng sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 để có thể thực hiện được ngay việc vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh bắt đầu từ ngày 01/09”, Báo Chính phủ dẫn lời Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà.
Bộ trưởng cho biết quy trình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được triển khai rất khẩn trương với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”.
Đây là yêu cầu đáp ứng chỉ đạo chung của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, là một nhiệm vụ hết sức hệ trọng và cấp bách. Do đó, Bộ Nội vụ rất mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ tất cả các bộ, ngành liên quan để kịp thời hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ quan trọng này một cách hiệu quả.
Bộ trưởng cũng đề cập đến việc tăng cường thực thi pháp luật, kỷ cương hành chính; tổ chức triển khai nghiêm túc, hiệu quả các cơ chế, chính sách mới trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
“Tới đây, sẽ sửa Luật cán bộ, Công chức để nâng cao công tác quản lý, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu liên thông của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh trở lên”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay.
-
Sau khi sửa Hiến pháp mới xem xét bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sau khi sửa đổi Hiến pháp sẽ đi vào nghiên cứu xem xét việc bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh.
-
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh phải sắp xếp, sáp nhập đã được xác định.
-
Thông tin lộ trình cụ thể việc Sáp Nhập Tỉnh, Bỏ Cấp Huyện
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và bỏ cấp huyện đang được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ chỉ đạo thực hiện nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Các thông tin mới nhất từ báo chí chính thống và cơ quan chức năng đã thông tin lộ trình cụ thể của đề án này, với những mốc thời gian rõ ràng và bước đi được xác định.








-
Sau sáp nhập xã, loạt chức danh quen thuộc nào sẽ không còn?
Việc thực hiện sắp xếp bộ máy hành chính cấp cơ sở theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Chính phủ.
-
Hà Nội thống nhất sắp xếp từ 526 còn 126 xã, phường
Chiều 28/4, tại Hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã biểu quyết thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thành phố.
-
Bộ Nội vụ nêu lý do dự kiến không giữ lại 87 thành phố trực thuộc
Từ ngày 1/7/2025, hệ thống đơn vị hành chính cấp huyện tại Việt Nam, bao gồm cả các thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chính thức được xóa bỏ theo lộ trình cải cách bộ máy chính quyền địa phương....