Trong văn bản giải trình, Pomina cho rằng do diễn biến liên tục trong 2 năm công ty trải qua về dịch bệnh ảnh hưởng việc thu thập thư xác nhận từ nhà thầu Trung Quốc gặp nhiều khó khăn và tiếp theo năm sau là thu thập các bằng chứng cho giả định hoạt động liên tục từ ý kiến bằng văn bản chính thức từ các ngân hàng.
Trước đó, tại công văn ngày 24/4/2023, phía Pomina đã cam kết sẽ công bố báo cáo tài chính quý đúng hạn. Ngoài ra, công ty sẽ chuẩn bị các phương án để đảm bảo tiến độ cho báo cáo kiểm toán năm công bố đúng hạn như xác nhận công nợ từ nhà cung cấp nước ngoài; chuẩn bị các phương án khả thi về cân đối dòng tiền cho giả định hoạt động liên tục cùng với các bằng chứng chắc chắn cho giả định này để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, Pomina sẽ tiếp tục làm việc với các ngân hàng để thu thập ý kiến và xác nhận của các ngân hàng về việc tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Công ty. Tiếp tục duy trì giới hạn tín dụng, cơ cấu lại các khoản vay, gia hạn nợ và điều chỉnh lại thời gian cho vay dài hơn.
“Với những phương án khắc phục nêu trên, Công ty cam kết báo cáo tài chính kiểm toán năm nay công bố đúng thời gian qui định”, lãnh đạo Pomina khẳng định.
Pomina giải trình biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo và kiểm soát
Trước đó, HoSE đã quyết định đưa cổ phiếu POM ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 20/7. Lý do là bởi Pomina đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2023 vào ngày 14/7 vừa qua.
Về kết quả sản xuất kinh doanh, Pomina ghi nhận doanh thu thuần trong quý 2/2023 đạt 800 tỷ đồng, giảm mạnh tới 79% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với việc kinh doanh dưới giá vốn và chi phí lãi vay tăng cao khiến doanh nghiệp này tiếp tục báo lỗ 350 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái lỗ 62 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, Pomina đạt doanh thu thuần hơn 2.400 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước và bị lỗ sau thuế 537 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi hơn 8 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân thua lỗ, theo đại diện Pomina, do quý 2/2023, thị trường tiêu thụ thép gặp nhiều khó khăn, sản lượng và giá bán giảm trong khi chi phí tài chính và chi phí cố định của dự án mới đưa vào hoạt động còn cao. Bên cạnh đó, nhà máy thép Pomina 3 vẫn còn ngừng hoạt động nhưng công ty phải gánh nhiều chi phí, trong đó có chi phí lãi vay.
Tại Đại hội thường niên vừa tổ chức mới đây, Pomina đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh thu thuần 9.000 tỷ đồng và lỗ sau thuế 150 tỷ đồng. Như vậy đến hết quý 2, công ty mới hoàn thành 26,6% kế hoạch doanh thu và lỗ sâu hơn gần 400 tỷ đồng so với mục tiêu đề ra.
-
Công ty CP Thép Pomina công bố báo cáo tài chính quý 2, nợ phải trả gấp 4,2 lần vốn chủ sở hữu
Với việc kinh doanh dưới giá vốn, sản lượng tiêu thụ giảm mạnh cùng với chi phí lãi vay tăng cao đã khiến Pomina báo lỗ gần 350 tỷ đồng trong quý 2/2023, đánh dấu quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp của doanh nghiệp này.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.