Làn sóng đầu tư bất động sản các tỉnh và khu vực giáp ranh Sài Gòn ngày một rầm rộ. Ảnh minh họa - Thuận Nguyễn
Kiếm bộn từ cơn sốt đất Sài Gòn trong hai năm qua, Thưởng - một nhà đầu tư cá nhân chuyên lướt sóng đất nền ven thành phố - quyết định mở rộng địa bàn sang các khu vực lân cận. Địa điểm mà nhà đầu tư này nhắm đến là các tỉnh giáp ranh Sài Gòn như Bình Dương, Long An, Đồng Nai.
Chuẩn bị cho chuyến ngược dòng lần này, Thưởng lên kế hoạch chỉ đầu tư đất gần các khu công nghiệp với nhu cầu nhà ở luôn có, dù giá cao hơn các vùng khác nhưng thanh khoản tốt, dễ xoay vòng vốn.
“Năm rồi mình mua một căn ở quận 12, gần trường Cao đẳng điện lực giá 2,5 tỉ đồng, chín tháng sau bán lại được 3,2 tỉ đồng” Thưởng cho biết.
Anh đem số tiền đó đầu tư thêm hai mảnh nữa gần khu công nghiệp Đại Đăng (Bình Dương). Bạn anh cũng mua cùng một lúc nhưng vị trí xa hơn, dân thưa và giá rẻ hơn nhưng chưa bán lại được.
Không chỉ những nhà đầu tư như Thưởng, nhiều người dân có nhu cầu mua để ở vẫn đang săn lùng căn hộ, nhà đất ở các khu vực giáp ranh Sài Gòn. Nhóm khách hàng này chấp nhận đi xa một chút với điều kiện giao thông thuận tiện và giá vừa túi tiền hơn.
Cũng chính từ nhu cầu này, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhanh chân giành chỗ, chia phần trên miếng bánh địa ốc các tỉnh vùng ven, khiến cho cục diện thị trường ngày càng sôi động.
Trao đổi với CafeLand, Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, cho rằng có ba lý do khiến làn sóng đầu tư bất động sản ra tỉnh như hiện nay.
Thứ nhất, thị trường bất động sản phát triển từ năm 2015 đến nay và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nên hiện quỹ đất sạch không còn nhiều và ngày càng trở nên đắt đỏ. Trong khi chính sách nhà nước ngày càng hạn chế về bất động sản trung tâm, một số vấn đề như pháp lý cũng làm nguồn cung giảm, buộc người dân phải ra khỏi thành phố để đầu tư. Các vùng ven thành phố như Long An, Đồng Nai vô tình đón được cơn sóng này.
Thứ hai, những năm qua các cơn sóng bất động sản đã đẩy giá nhà đất ở khu trung tâm lên cao, trong khi giá bất động sản ở tỉnh với lợi thế còn thấp lại trở thành điểm thuận lợi thu hút đầu tư. Ví dụ, giá đất ở khu vực Cát Lái phía TP.HCM hiện đã lên đến 60 triệu đồng/m2, trong khi bên kia phà phía Đồng Nai chỉ 15-20 triệu đồng/m2.
Thứ ba, nhu cầu đầu tư bất động sản của người dân Sài Gòn vẫn đang gia tăng mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng du lịch ở Việt Nam bốn năm liên tục đều tăng đến 20% mỗi năm. Do đó, việc đi ra khỏi thành phố trở thành một việc đơn giản và thói quen nên những bất động sản mang tính du lịch hấp dẫn người dân. Do đó, bất động sản ven biển như Bình Thuận, Nha Trang, Đà Nẵng lại trở thành điểm đến được lựa chọn với nhiều nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ông Quang cũng lưu ý, trong làn sóng đầu tư về tỉnh vì quỹ đất còn lớn nên người mua cần chú ý đến việc kiểm tra pháp lý kỹ càng. Ngoài ra cần xem xét kỹ hạ tầng vật chất (điện, đường) và hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, khu vui chơi, khu hành chính,…). Trong đó, yếu tố hạ tầng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng khi ra quyết định “xuống tiền” ở tỉnh.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần quan tâm đến yếu tố chờ. Có nghĩa người mua cần cân nhắc đến giá trị thực của sản phẩm ở thời điểm hiện tại, thay vì chỉ tin vào lời quảng bá của chủ đầu tư vào các tiện ích sẽ hoàn thành trong tương lai để tránh việc mua một dự án có tương lai quá tốt đẹp với giá đắt nhất hiện nay.
Cuối cùng, cần chú ý đến việc vay vốn vì mãi lực của bất động sản ở tỉnh luôn thấp hơn ở khu trung tâm, mua thì dễ nhưng bán ra chắc chắn sẽ khó hơn. Việc đi lại thực hiện mua bán cũng sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian vì khoảng cách xa hơn. Vì những yếu tố đó, người mua khó kiểm soát được việc bán hàng như kỳ vọng. Do đó, nên hạn chế tỷ lệ vốn vay, chỉ nên chiếm 30-40%, tốt nhất là không nên vay.
-
Người mua vẫn chuộng nhà phố, đất nền vùng ven
CafeLand - Phân khúc bất động sản cao cấp có thể sẽ có sự trở lại trong năm 2019, với nguồn cung đến từ việc tái khởi động các dự án hoặc bắt đầu triển khai các dự án mới tại các vị trí đắc địa trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên, thị trường nhà phố, đất nền ở những khu vực ven trung tâm hoặc lân cận các thành phố lớn sẽ tiếp tục được các nhà đầu tư quan tâm. CafeLand trao đổi với bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc nghiên cứu và tư vấn phát triển của CBRE Việt Nam, về xu hướng thị trường trong năm 2019.
-
Sắp thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản tại 10 tỉnh thành
Các tỉnh, thành nằm trong danh sách thanh tra trong năm 2023 của Bộ Xây dựng gồm Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Lạng Sơn, Bắc Giang và Bình Phước.
-
Nhà đầu tư nhỏ nên lựa chọn phân khúc nào để “hái ra tiền”?
Bất động sản vùng ven phục vụ nhu cầu ở thực luôn có sức hút với các nhà đầu tư lâu năm, người mua và cả những nhà đầu tư mới “chân ướt chân ráo” vào thị trường.
-
Hết “sóng”, nhà đầu tư bất động sản vỡ mộng vì mắc cạn ở đất tỉnh
Sau khoảng thời gian “sốt nóng” khiến giá đất tăng chóng mặt thì nay thị trường bất động sản ở nhiều tỉnh thành rơi vào trầm lắng, thanh khoản lao dốc. Nhiều nhà đầu tư đang có nguy “cơ chết chìm” khi chấp nhận cắt lỗ nhưng vẫn không tìm được người m...