Nhìn vào bản chất tăng của chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2013 cũng tương tự như những tháng trước đó là do nhóm hàng hàng Thuốc và dịch vụ y tế đóng góp một phần khá lớn. Chẳng hạn vào tháng 9/2012, nhóm thuốc và dịch vụ y tế đã tăng 17,02% nên chỉ riêng nhóm hàng hóa này đã làm cho CPI tháng này tăng thêm tới 0,95%. Những tháng sau đó nhóm hàng này được Chính phủ hạ nhiệt một cách chủ động để kiềm chế giá tiêu dùng. Vào tháng 1/2012, thuốc và dịch vụ y tế lại bất ngờ tăng 7,4% và đóng góp 0,41 điểm phần trăm vào mức tăng CPI của tháng tháng này.
Việc điều chỉnh dịch vụ y tế vốn không ảnh hưởng quá nhiều tới đời sống người dân vì thực tế đây chỉ là điều chỉnh trên sổ sách. Trước đó, người dân sử dụng dịch vụ đa số phải trả cao hơn dịch vụ theo quy định rất nhiều.
Nhóm hàng thứ 2 đóng góp lớn vào việc tăng của CPI tháng 1 nữa là Hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Nhóm hàng này đã tăng 1,34% và đóng góp 0,53 điểm phần trăm vào mức tăng CPI của tháng 1. Việc nhóm hàng ăn uống tăng mạnh vào dịp giáp Tết là điều thường thấy qua các năm. Ngoài ra, so với những năm trước thì mức tăng này không phải là cao.
Khi xét tính chu kỳ chúng ta không phải lo ngại về mức tăng 1,25% của chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 1. Tính trung bình từ năm 1993 đến này CPI tháng 1 tăng 1,31%. CPI tháng 1 của những năm như 1995, 2008 và 2011 đều tăng khá cao và kết quả là cả năm lạm phát cũng tăng mạnh. Trở lại với năm 2013, nếu loại yếu tố tăng “bất thường” của dịch vụ y tế và thuốc thì CPI tháng 1/2013 chỉ tăng 0,83% đây là một trong những mức thấp nhất từ trước đến nay.
Xét về triển vọng 2013, như phân tích trước đây chúng tôi nhận thấy lạm phát vẫn sẽ tăng ở mức khá thấp. Thậm chí có thể sau khi tăng trong tháng 1 và tháng 2 thì từ tháng 3 đến tháng 5/2013, CPI có thể sẽ tăng trưởng âm. Sở dĩ lạm phát tăng thấp là do sức mua của nền kinh tế suy kiệt và tăng trưởng cung tiền của toàn bộ nền kinh tế vẫn ở mức khá thấp.
Tuy nhiên, lạm phát có bùng nỗ trở lại hay không tùy thuộc nhiều vào chính sách của Chính phủ trong thời gian tới. Nếu NHNN bơm tiền ra để xử lý nợ xấu, cứu bất động sản trong quý 1 và quý 2 thì với độ trễ 5 đến 6 tháng lạm phát cuối năm sẽ tăng mạnh. Hiện tượng này tương tự như năm 2009 và 2011.
Dù vậy, chúng tôi tin rằng NHNN sẽ điều tiết cung tiền một cách thận trọng. Do vậy, lạm phát năm 2013 nhiều khả năng chỉ tăng ở mức thấp, tức là vẫn giữ được mức dưới 7% như mục tiêu của Chính phủ.
-
Nợ xấu bất động sản: Ngân hàng nào sai?
Đâu là con số thực của nợ xấu bất động sản, tổ chức tín dụng nào cho vay không đúng quy định, lãi suất sẽ ổn định trong thời gian bao lâu...?
-
CafeLand - Đúng như dự báo của các chuyên gia kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 1/2013 đã tăng 1,25% so với tháng 12/2012, cao hơn mức tăng 1% của tháng 1/2012 nhưng lại thấp hơn mức tăng 1,74% của tháng 1/2011 và mức 1,36% của tháng 1/2010.
-
Nguyên thống đốc nói về chuyện bầu Kiên và tái cấu trúc ngân hàng
Theo TS Cao Sỹ Kiêm, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: "Năm qua chứng kiến hoạt động yếu kém của nhiều ngân hàng do những ngân hàng này chưa có chiến lược kinh doanh hợp lý khiến nợ xấu tăng nhanh. Cùng với một số ngân hàng không đủ điều kiện hoặc thiếu vốn trong kinh doanh để thua lỗ vì vậy việc sắp xếp tái cấu trúc lại ngân hàng là điều tất yếu lúc này". <br/br>