Đường Lê Văn Lương kéo dài (đường Tố Hữu) do Nam Cường đầu tư theo hình thức BT
Tập đoàn Nam Cường là một tên tuổi lớn tại thị trường bất động sản phía Bắc. Doanh nghiệp này sở hữu quỹ đất rộng lớn cả ngàn ha. Phần lớn quỹ đất khổng lồ có được là do tập đoàn này đã tích tham gia vào các dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng) trong quá khứ.
Cụ thể, tháng 1/2008, Nam Cường khởi công xây dựng tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông theo hình thức BT. Tuyến đường được thiết kế theo quy mô đường phố chính đô thị có chiều dài 5,1km. Điểm đầu tuyến thuộc địa phận phường Vạn phúc (Hà Đông), điểm cuối tuyến thuộc địa phận phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng.
Đổi lại, Tập đoàn Nam Cường được thành phố Hà Nội giao khu đất có diện tích gần 200ha để phát triển khu đô thị Dương Nội.
Năm 2009, ngay sau khi thông xe trục đường phía Bắc Hà Đông, Nam Cường tiếp tục liên danh cùng với Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội tham gia đầu tư dự án xây dựng đường Lê Văn Lương kéo dài cũng theo hợp đồng BT.
Tuyến đường này có tổng chiều dài khoảng 2,7km bắt đầu từ đường Khuất Duy Tiến đến đường 70. Dự án có tổng mức đầu tư 676 tỷ đồng và hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2010.
Với việc tham gia dự án đường Lê Văn Lương kéo dài, tập đoàn Nam Cường tiếp tục làm giàu quỹ đất với diện tích 46,1ha (tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm và phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội). Khu đất này được Nam Cường phát triển thành dự án khu đô thị Phùng Khoang với các chức năng chính như Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng, biệt thự và căn hộ cao cấp.
Tiếp tục con đường BT, tập đoàn Nam Cường hướng đến quỹ đất hàng ngàn ha khi quyết định tham gia đầu tư dự án đường trục kinh tế Bắc Nam (tỉnh Hà Tây cũ). Cụ thể, thực hiện dự án này, Nam Cường sẽ được giao quỹ đất hai dự án Khu đô thị Quốc Oai (huyện Quốc Oai), quy mô 1.124 ha và Khu đô thị Thạch Thất (huyện Thạch Thất), quy mô 922 ha.
Tuy nhiên, đến năm 2013, dự án trục đường kinh tế Bắc Nam ngừng triển khai, Nam Cường đã buộc phải trả lại cho Hà Nội 2 dự án trên vì không phù hợp với định hướng quy hoạch của thành phố.
Mặc dù vậy, Nam Cường vẫn xứng danh “đại gia” với các khu đô thị Dương Nội (gần 200ha), Cổ Nhuế (18ha), Phùng Khoang (46,1ha), Khu sinh thái Chương Mỹ (750ha), khu đô thị mới phía Tây ở Hải Dương (595ha) hay dự án Mỹ Trung ở Nam Định (114ha)…
Tuy nhiên, dù sở hữu quỹ đất khổng lồ nhưng tiến độ thực hiện của các dự án Nam Cường hiện khá chậm chạp. Nhiều dự án thi công dở dang, thậm chí bỏ hoang suốt nhiều năm trời. Chủ đầu tư này cũng đã chủ động chuyển nhượng một số khu đất trong các dự án của mình cho các đối tác khác triển khai.
Tháng 7/2017, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều vi phạm trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT thuộc lĩnh vực giao thông, môi trường tại Hà Nội.
Trong danh sách 6 dự án được Thanh tra Chính phủ điểm mặt có dự án đường Lê Văn Lương kéo dài. Cụ thể những vi phạm tại dự án này như thi công một số hạng mục cầu vượt sông Nhuệ... phát sinh gần 8 tỷ đồng do tăng mật độ cọc.
-
Tương lai nào cho ông “vua đất” miền Bắc?
CafeLand – Nắm trong tay hàng nghìn ha đất, Nam Cường được ví như “vua đất” khu vực phía Bắc. Thế nhưng, sau nhiều năm triển khai, phần lớn diện tích đất của ông lớn này vẫn đang là những bãi cỏ để không.
-
Văn Phú - Invest muốn chuyển nhượng 30% vốn góp tại Hà Phú Riverland
Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (mã: VPI) vừa công bố Nghị quyết số 1401-03/TLNQ-HĐQT của HĐQT công ty về việc chuyển nhượng cổ phần tại công ty thành viên.
-
Chủ tịch HĐQT FLC Faros xin từ nhiệm
Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) vừa thông báo nhận được đơn từ nhiệm của ông Lê Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT), với lý do cá nhân, theo văn bản đề ngày 13/1.
-
Đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất tại Hà Nội
UBND TP. Hà Nội vừa Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội....