27/08/2023 10:01 AM
Thị trường bất động sản Trung Quốc đang liên tục đón nhận những thông tin “không mấy tích cực” trong suốt thời gian qua, khiến nền kinh tế đất nước rơi vào trạng thái “bất ổn”.

Chỉ riêng trong tháng 8, thị trường bất động sản Trung Quốc đã chứng kiến một trong những công ty địa ốc lớn nhất đất nước lao dốc, các nhà phát triển bất động sản thuộc nhà nước gặp rủi ro về thanh khoản, và hàng tỷ USD đã chảy ra khỏi thị trường chứng khoán.

Charles Chang, người đứng đầu bộ phận xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cho thị trường Trung Quốc đại lục tại Standard & Poor's, cho biết: “Những gì đang xảy ra trên thị trường bất động sản Trung Quốc thực sự là chưa từng có tiền lệ”.

Trong ba thập kỷ qua, khi dân số Trung Quốc tăng nhanh và người dân đổ xô đến các thành phố lớn, các nhà phát triển đã không thể xây dựng các căn hộ hiện đại đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu.

Trước kia, bất động sản đã tạo ra hàng triệu việc làm và là nơi cất giữ tiền tiết kiệm của các hộ gia đình ở Trung Quốc. Ngày nay, lĩnh vực bất động sản chiếm hơn 1/4 hoạt động kinh tế đất nước.

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào bất động sản dường như không bao giờ kết thúc, nhưng nó đã trở thành “con dao hai lưỡi” ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế khi chính phủ siết chặt quy định trong ngành.

Người tiêu dùng Trung Quốc đang chi tiêu ít hơn, một phần vì giá nhà đất sụt giảm đã ảnh hưởng đến các khoản tiết kiệm của họ. Những công việc gắn liền với thị trường nhà đất như xây dựng, thiết kế,… cũng dần bị cắt giảm. Sự lao dốc của ngành bất động sản đang lây lan nhanh sang nhiều lĩnh vực khác.

Các chính sách hỗ trợ chưa phát huy tác dụng

Cuộc khủng hoảng bất động sản hiện nay là vấn đề do chính phủ tự tạo ra. Các cơ quan quản lý đã cho phép các nhà phát triển sử dụng đòn bẩy tài chính để có tiền tài trợ cho các dự án trong suốt vài thập kỷ.

Sau đó, họ can thiệp một cách đột ngột và quyết liệt vào năm 2020 để ngăn bong bóng nhà đất vỡ. Họ đã chặn dòng tiền giá rẻ chảy vào các công ty bất động sản lớn nhất của Trung Quốc, khiến nhiều công ty rơi vào cảnh thiếu tiền mặt.

Khi cuộc khủng hoảng bất động sản trở nên tồi tệ hơn, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã phớt lờ việc đưa ra một gói giải cứu toàn diện. Thay vào đó, họ đã chọn đưa ra những hành động khiêm tốn như nới lỏng yêu cầu vay thế chấp và cắt giảm lãi suất.

Tuần trước, tờ Global Times cho biết sẽ cần thời gian để các chính sách gần đây của các cơ quan chức năng có hiệu lực: “Chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng quá trình xoa dịu rủi ro không thể hoàn thành trong một sớm một chiều và thị trường cần có sự kiên nhẫn”.

Các nhà hoạch định chính sách đã chấp nhận hậu quả của việc siết chặt quy định với ngành bất động sản bởi ngay cả những công ty không có khả năng thanh toán tất cả các khoản chi phí của họ vẫn tiếp tục xây dựng và cung cấp các căn hộ.

Chẳng hạn, China Evergrande đã vỡ nợ với khoản nợ 300 tỷ USD vào năm 2021, nhưng vẫn cố gắng hoàn thành và giao 300.000 căn hộ trong số hơn 1 triệu căn hộ mà họ đã nhận tiền nhưng chưa hoàn thành vào thời điểm sụp đổ.

Tuy nhiên, có rất nhiều thứ đã thay đổi trong những tháng gần đây. Doanh số bán nhà tại Trung Quốc giảm mạnh, khiến một trong những công ty từng được coi là lành mạnh về mặt tài chính như Country Garden cũng gặp nhiều khó khăn. Công ty dự đoán lỗ 7,6 tỷ USD trong nửa đầu năm nay và cho biết đang đối mặt với thách thức lớn nhất đối trong suốt chiều dài lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Những thông tin này khiến người mua nhà, vốn đã mất niềm tin vào thị trường bất động sản, càng cảm thấy bất an hơn. Trong tháng 7, doanh số bán nhà mới tại 100 nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã giảm 33% so với cùng kỳ năm trước đó, theo dữ liệu từ China Real Estate Information Corp.

Trong khi đó, các nhà đầu tư lại tỏ ra lo lắng về việc các nhà hoạch định chính sách sẽ không hành động đủ nhanh để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lớn hơn xảy ra trên thị trường.

Nhiều lĩnh vực khác bắt đàu chịu ảnh hưởng

Nỗi lo tại thị trường bất động sản Trung Quốc thậm chí đã lan sang các thị trường khác. Tại Hong Kong, nơi có nhiều công ty lớn nhất của Trung Quốc được niêm yết, niềm tin đã giảm mạnh đến mức thị trường liên tục giảm điểm kể từ đầu năm. Trong hai tuần qua, các nhà đầu tư đã rút 7,5 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Những rắc rối về bất động sản cũng đang lan sang hệ thống ngân hàng trong bóng tối (shadow banking system), gồm các công ty ủy thác tài chính của Trung Quốc. Các tổ chức này cung cấp các khoản đầu tư với lợi nhuận cao hơn tiền gửi ngân hàng và thường đầu tư vào các dự án bất động sản.

Trong suốt năm 2022, hàng nghìn người mua nhà tại Trung Quốc đã phát động chiến dịch “từ chối thanh toán các khoản vay thế chấp” khi không được bàn giao tài sản đúng thời hạn.

Mọi thứ dường như vẫn không được cải thiện nhiều trong năm nay, và có lẽ điều này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, khi thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn chưa được cải thiện.

  • Từ Trung Quốc nhìn ra châu Á: Suy thoái bất động sản nguy hiểm hơn giảm phát?

    Từ Trung Quốc nhìn ra châu Á: Suy thoái bất động sản nguy hiểm hơn giảm phát?

    Nền kinh tế toàn cầu đã phải vật lộn với lạm phát cao trong hai năm qua. Sự kết hợp giữa sự phục hồi sau đại dịch Covid-19, chi tiêu hào phóng của chính phủ và giá lương thực, năng lượng cao hơn phát sinh từ cuộc xung đột Nga - Ukraine đều góp phần gây ra vấn đề này. Hầu hết các ngân hàng trung ương buộc phải tăng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế sự tăng giá.

  • Các công ty địa ốc thuộc nhà nước Trung Quốc bắt đầu gặp khó

    Các công ty địa ốc thuộc nhà nước Trung Quốc bắt đầu gặp khó

    Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc không chỉ gây ra rắc rối cho các nhà phát triển bất động sản tư nhân như China Evergrande hay Country Garden, mà cả các công ty địa ốc vốn nhà nước, từng được cho là có khả năng trụ vững, cũng bắt đầu chịu ảnh hưởng.

  • Nhà ở xã hội liệu có thể vực dậy thị trường bất động sản Trung Quốc?

    Nhà ở xã hội liệu có thể vực dậy thị trường bất động sản Trung Quốc?

    Nhà ở xã hội có thể cân bằng các mục tiêu xã hội và kinh tế của Trung Quốc, bao gồm cả giải quyết khủng hoảng bất động sản, tăng sức tiêu thụ của người dân, thúc đẩy kinh tế, và kích thích tăng trưởng dân số. Nhưng giải pháp này liệu có khả thi?

Anh Nguyễn (New York Times)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.