Tháng trước, Cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc đã đưa ra những cam kết mới nhằm vực dậy lĩnh vực bất động sản đang lao dốc tại Trung Quốc. Tuy nhiên, trong tuần trước, những hy vọng đã bị dập tắt khi Country Garden, một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, cho biết họ có nguy cơ trễ hạn thanh toán lô vay trái phiếu bằng đồng USD.
Nếu công ty không thể thanh toán cho các nhà đầu tư khi kết thúc thời gian ân hạn trong vòng 30 ngày, thì công ty sẽ bị coi là vỡ nợ. Điều này cũng tương tự như cách mà gã khổng lồ China Evergrande đã vỡ nợ vào năm trước.
Các vấn đề của Country Garden nói riêng và bất động sản Trung Quốc nói chung khiến nền kinh tế Trung Quốc bị bao trùm trong bầu không khí ảm đạm. Bắc Kinh báo cáo rằng xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 14,5% trong tháng 7, trong khi giá tiêu dùng giảm 0,3%, làm dấy lên lo ngại rằng áp lực giảm phát đang gia tăng. Các khoản vay ngân hàng trong tháng 7 tăng với tốc độ chậm nhất trong 14 năm, bất chấp việc nhiều ngân hàng đã cắt giảm lãi suất gần đây.
Bộ Chính trị đã khơi dậy sự phục hồi của cổ phiếu bất động sản tại Trung Quốc sau khi kết thúc cuộc họp tháng 7 với tuyên bố cam kết "điều chỉnh và tối ưu hóa chính sách bất động sản một cách kịp thời”.
Điều quan trọng nhất sau cuộc họp có lẽ là việc các cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã đi ngược lại với châm ngôn “nhà là để ở, không phải để đầu cơ” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Jonathan Garner, chuyên gia kinh tế tại Morgan Stanley, cho biết các tuyên bố của Bộ Chính trị có tác động vì họ "đã bắt đầu thừa nhận sự cần thiết trong việc phải đảo ngược một số biện pháp đã gây áp lực lên thị trường bất động sản trong vài năm qua”.
Dù vậy, ông nói thêm rằng các quan chức Bắc Kinh sẽ khó giúp đỡ các nhà phát triển bất động sản khi thực hiện mục tiêu dài hạn là giảm tỷ trọng của lĩnh vực bất động sản trong nền kinh tế và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ.
Trong khi đó, không có biện pháp quan trọng nào để giải cứu lĩnh vực bất động sản được tiết lộ kể từ cuộc họp của Bộ Chính trị. Điều này khiến tương lai của nhiều công ty bất động sản trở nên mơ hồ.
“Bom nợ” China Evergrande, đã chứng kiến cổ phiếu của mình bị đình chỉ giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong, hiện có thời gian tới tháng 9 để có thể đáp ứng các điều kiện do sàn giao dịch đưa ra hoặc đối mặt với việc bị hủy niêm yết.
Các công ty bất động sản khác đang gặp khó khăn trong việc trả các khoản nợ của họ, bao gồm Ronshine China Holdings, một nhà phát triển quy mô vừa, được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, đã vỡ nợ đối với một lô trái phiếu nước ngoài khác vào tháng 6, để lại hơn 2 tỷ USD nghĩa vụ chưa thanh toán đến các nhà đầu tư.
Zhenro Properties Group, một công ty địa ốc quy mô trung bình khác được niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, đã vỡ nợ đối với lô trái phiếu nước ngoài trị giá 300 triệu USD vào tháng 5.
Jason Hsu, người sáng lập và chủ tịch công ty tư vấn Rayliant Global Advisors có trụ sở tại Mỹ, đơn vị quản lý khối tài sản trị giá 17,4 tỷ USD, cho biết giao dịch trên thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể vẫn biến động khi các nhà đầu tư ngắn hạn quan tâm tới phát biểu của Bộ Chính trị về những chính sách hỗ trợ mới.
Ông Hsu cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Asia Nikkei: “Chúng tôi từng nhận thấy rằng khi có một số chính sách thực tế được đưa ra, thị trường sẽ đi lên theo chiều hướng tích cực. Chúng ta sẽ thấy những chu kỳ tương tự sau cuộc họp của Bộ Chính trị, đặc biệt là khi sự quan tâm của các nhà đầu tư ngắn hạn tăng lên”.
“Đối với các nhà đầu tư dài hạn, điều họ cần lúc này là những dấu hiệu về chính sách kích thích cụ thể từ chính quyền Bắc Kinh. Họ (các quan chức Trung Quốc) càng chần chừ trong việc đưa ra các chính sách mới, khả năng kích thích đà phục hồi của nền kinh tế sẽ càng giảm xuống”, ông Hsu nói thêm.
-
Một mặt hàng của Việt Nam không thuộc diện bán phá giá tại Mỹ
Bộ Thương mại Mỹ kết luận các sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp mà nước này đang áp dụng với mặt hàng tương tự của Đài Loan (Trung Quốc).
-
Trung Quốc tiếp tục tung các chính sách mới hỗ trợ thị trường bất động sản
Trung Quốc đã và đang tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ thị trường bất động sản bằng cách đưa ra các chính sách trợ giúp những doanh nghiệp bất động sản gặp khủng hoảng tiền mặt.
-
Trung Quốc lại phải giải cứu ngành bất động sản
Các nhà phân tích cho biết, hai biện pháp mới được các nhà quản lý Trung Quốc công bố để hỗ trợ thị trường bất động sản đang suy thoái sẽ giúp giảm bớt áp lực thanh khoản cho các nhà phát triển gặp khó khăn. Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa thể giải quyết được tất cả các vấn đề hay vực dậy cả thị trường.
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...
-
Elon Musk hủy bỏ kế hoạch quan trọng của Tesla, “mở đường” cho VinFast?
Elon Musk vừa chính thức xác nhận Tesla sẽ không tiếp tục kế hoạch phát triển dòng xe điện giá rẻ, vốn là một trong những dự án được kỳ vọng lớn của hãng. Quyết định này có thể mở ra một cơ hội lớn cho các hãng xe khác, trong đó có VinFast của Việt N...