CafeLand - Các quan chức ở Washington đang cố gắng giảm thiểu số lượng các vụ phá sản, vỡ nợ và bị tịch thu do đại dịch Covid-19 gây ra. Các ngân hàng lớn của Mỹ cũng đang lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất.

Ngân hàng Bank of America, Ngân hàng JPMorgan Chase, Ngân hàng Citigroup, Ngân hàng Wells Fargo và Ngân hàng US Bancorp đã dành thêm 35 tỷ USD trong quý đầu tiên để chống lại các khoản vay phá sản, theo một thống kê của Edward Jones.

Khoản tiền chưa từng có đó đang cảnh báo mức độ về cú sốc kinh tế, sự bất an về khả năng phục hồi và một chuẩn mực kế toán mới đòi hỏi các ngân hàng phải chịu tổn thất trong suốt thời gian cho vay.

“Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này. Thật đáng kinh ngạc”, James Shanahan, Nhà phân tích ngân hàng tại Edward Jones, nói.

JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất của Mỹ, đã báo cáo sự sụt giảm 69% lợi nhuận trong quý đầu tiên vì đã dành ra một khoản dự trữ trị giá 6,8 tỷ USD, chủ yếu để chống lại các vấn đề liên quan đến Covid-19.

Không giống như cuộc “đại suy thoái” từng diễn ra, cuộc khủng hoảng này đã xảy ra cùng một lúc. Điều đó đòi hỏi một phản ứng nhanh chóng từ các ngân hàng.

Ngân hàng Bank of America cho hay “điều kiện kinh tế suy yếu dần” đã làm tăng dự trữ dự phòng thua lỗ lên 3,6 tỷ USD.

“Chúng tôi tin rằng sự trì hoãn, cùng với sự kích thích của Chính phủ đối với các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, sẽ giúp giảm thiểu tổn thất trong tương lai”, Paul Donofrio, Giám đốc tài chính của Bank of America, cho biết. “Phải nói rằng, với sự gia tăng thất nghiệp, chúng tôi dự đoán tổn thất của khách hàng sẽ tăng vào cuối năm nay và có khả năng kéo dài đến năm 2021”.

Có thể sẽ phải dự trữ nhiều hơn

Các nhà kinh tế tại Ngân hàng JPMorgan Chase cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng vọt lên 20% và GDP sẽ sụp đổ với mức 40% trong quý hai.

Không ai biết các bộ phận của nền kinh tế Mỹ sẽ đóng cửa trong bao lâu và sự phục hồi sẽ mạnh mẽ như thế nào một khi nó được mở cửa trở lại.

Việc ngừng hoạt động sẽ buộc các ngân hàng xây dựng khoản dự trữ thậm chí còn lớn hơn.

Làn sóng vỡ nợ thẻ tín dụng

Tổng số nợ hộ gia đình của Mỹ, bao gồm cả các khoản thế chấp, đã tăng lên mức kỷ lục 14 nghìn tỷ USD vào năm ngoái, vượt mức cao nhất năm 2008 là 1,5 nghìn tỷ USD, theo Cục Dự trữ Liên bang New York.

Các ngân hàng đang chuẩn bị cho một làn sóng vỡ nợ thẻ tín dụng gây ra bởi sự sa thải tăng vọt. Trong tháng trước, 22 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, đánh dấu mức tăng đột biến lớn nhất kể từ khi Bộ Lao động bắt đầu theo dõi điều này vào năm 1967.

Thất nghiệp tăng nhanh có liên quan chặt chẽ đến tổn thất thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng đã là một điểm yếu trước cuộc khủng hoảng này, được đánh dấu bằng sự gia tăng liên tục các khoản nợ, đặc biệt là những người vay trẻ tuổi trong những năm gần đây. Trong số các ngân hàng lớn, Citigroup và JPMorgan Chase có tỷ lệ nợ thẻ tín dụng cao nhất.

Citigroup nói với các nhà phân tích rằng khi kiểm tra danh mục thẻ tín dụng hiện tại của mình trước các cú sốc năm 2008, tỷ lệ tổn thất thấp hơn 25 - 30% so với những gì ngân hàng đã trải qua một thập kỷ trước. Citigroup cũng đã tăng dự trữ của mình thêm 8,5 tỷ USD.

Sự cố dầu mỏ sẽ gây ra phá sản

Theo khảo sát của Hiệp hội Quản lý danh mục tín dụng quốc tế, các ngân hàng, công ty bảo hiểm và nhà quản lý tài sản tỏ ra bi quan về mối đe dọa vỡ nợ tín dụng hơn bất cứ lúc nào kể từ cuộc “đại suy thoái”.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đã triển khai một loạt các chương trình nhằm mục đích duy trì tín dụng cho các doanh nghiệp.

Ngành công nghiệp dầu mỏ đặc biệt suy sụp, vì dầu thô đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 18 năm qua. Ngân hàng Wells Fargo cảnh báo tổn thất của họ đối với các khoản vay dầu sẽ vượt quá vụ sụp đổ năm 2014 – 2016.

Wells Fargo đã có 14 tỷ USD cho vay đối với ngành dầu khí tính đến cuối tháng ba. Lợi nhuận trong quý đầu tiên của ngân hàng đã giảm 89%.

Các ngân hàng có đủ tiền mặt để vượt qua cơn bão?

Ngành ngân hàng bước vào cuộc khủng hoảng này với tâm thế tốt hơn nhiều so với lần trước bởi vì các ngân hàng đã bị buộc phải gia tăng tỷ lệ dữ trữ.

Tuy nhiên, nguy cơ suy thoái kéo dài đang gây áp lực khiến các ngân hàng lớn đình chỉ thanh toán cổ tức của họ.

Chủ tịch Fed, Neel Kashkari đang thúc giục các ngân hàng Mỹ tiến thêm một bước bằng cách huy động 200 tỷ USD thông qua vốn tư nhân.

Neel Kashkari cho biết, “không giống như chúng tôi, các ngân hàng có khả năng tự tiêm vắc-xin chống lại cuộc khủng hoảng này. Họ nên làm như vậy ngay từ bây giờ”.

Thúy Vi (CNN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.