Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn (mã chứng khoán BCC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc giải trình, báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh cáo.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 của Xi măng Bỉm Sơn cho thấy, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/9 là số âm.
Theo giải trình của công ty, nguồn cung xi măng trong 9 tháng đầu năm nay tiếp tục vượt xa so với nhu cầu dẫn đến áp lực tồn kho, dư thừa năng lực sản xuất khiến các doanh nghiệp xi măng phải cạnh tranh gay gắt, xây dựng nhiều chính sách bán hàng, phát triển sản phẩm mới để mở rộng thị phần.
Bên cạnh đó, giá bán xi măng có xu hướng giảm trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào vẫn duy trì ở mức cao làm giảm hiệu quả của các nhà sản xuất xi măng.
Công ty Xi măng Bỉm Sơn
“Xu hướng dịch chuyển nhu cầu từ xi măng bao sang xi măng rời ngày càng tăng, điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty do giá trị thương hiệu gắn với xi măng bao”, Xi măng Bỉm Sơn lý giải.
Mặt khác, xuất khẩu xi măng, clinker gặp khó do bất ổn chính trị và chính sách bảo hộ thương mại, cạnh tranh xuất khẩu từ các quốc gia trong khu vực.
Trung Quốc không những hạn chế nhập khẩu mà còn gia tăng thị phần xuất khẩu xi măng sang các thị trường chính của Việt Nam. Các doanh nghiệp xi măng trong nước phải giảm giá bán để cạnh tranh.
“Do các điều kiện khách quan trên, tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2024 của công ty vẫn gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/9 là số âm”, lãnh đạo Xi măng Bỉm Sơn cho biết.
Trong quý 3/2024, Xi măng Bỉm Sơn ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 800 tỷ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng cao khiến công ty báo lỗ hơn 25 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 57 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Xi măng Bỉm Sơn đạt 2.500 tỷ đồng doanh thu và lỗ sau thuế 48 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 112 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp này cho biết, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm nay tăng 60 tỷ đồng so với cùng kỳ do tiết giảm chi phí, triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ.
Từ nay đến cuối năm, Xi măng Bỉm Sơn tiếp tục tối ưu hóa sản xuất, kiểm soát chi phí; gia tăng thị phần tại các thị trường chính, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu; triển khai dự án tận dụng nhiệt khí thải; cân đối nguồn vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh.
-
Doanh thu không bù đắp nổi chi phí, doanh nghiệp xi măng “ngậm ngùi” báo lỗ
Giá nguyên liệu đầu vào như điện, than và bao bì tăng cao đã đẩy các doanh nghiệp xi măng vào tình thế khó khăn, thua lỗ trong quý 3/2024, khiến áp lực tài chính càng thêm nặng nề.
-
“Vua gỗ” một thời giá cổ phiếu thua ly trà đá, vừa “bắt tay” với chủ nợ lớn nhất, được cấp thêm gói tín dụng trăm tỷ
Gỗ Trường Thành từng được ví là “vua gỗ”, là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm gỗ nhưng hiện đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, lỗ lũy kế lên đến 3.268 tỷ đồng....
-
Sức khỏe tài chính của “ông lớn” ngành nhựa này ra sao mà phải “giấu lỗ” dẫn đến bị phạt?
Rạng Đông Holding từng là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất nhựa. Sau đó, công tychuyển sang mô hình holding (công ty mẹ có nhiều công ty con) và đầu tư thêm bất động sản, khu công nghiệp....
-
“Giấu lỗ” trong báo cáo tài chính, đại gia ngành nhựa Rạng Đông Holding bị xử phạt ra sao?
Ngoài việc không công bố các thông tin tài chính đúng thời hạn, Công ty CP Rạng Đông Holding còn thông tin sai lệch về lợi nhuận sau thuế năm 2023, từ lỗ thành lãi.