HoREA cho rằng việc áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) đối với thửa đất, khu đất định giá phải có mức giá dưới 200 tỷ đồng có thể dẫn đến bỏ sót rất nhiều dự án bất động sản, nhà ở thương mại có quy mô lớn.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội văn bản góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 44/2014 của Chính phủ quy định về ba phương pháp định giá đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất, quy định 3 phương pháp định giá đất gồm: phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất và không còn quy định phương pháp thặng dư.

Trong dự thảo lần này phương pháp hệ số K được áp dụng để định giá đất cho trường hợp xác định giá đất của thửa đất, khu đất dưới 200 tỷ đồng theo bảng giá đất.

HoREA cho rằng việc áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với thửa đất, khu đất định giá phải có mức giá dưới 200 tỷ đồng có thể dẫn đến bỏ sót rất nhiều dự án quy mô lớn.

Theo Hiệp hội, quy định áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với thửa đất, khu đất định giá phải có mức giá dưới 200 tỷ đồng so với bảng giá đất chưa sát thực tiễn.

Bởi vì đã bỏ sót rất nhiều dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô lớn mà thửa đất, khu đất có giá trị tính theo giá đất trong bảng giá đất trên 200 tỷ đồng, thậm chí lên đến hàng nghìn tỷ đồng tại các đô thị lớn, nhất là đô thị đặc biệt như Hà Nội, TP.HCM. Trong khi đó, hiện không có phương pháp định giá đất nào phù hợp để áp dụng định giá đất cho các trường hợp này.

“Vì vậy, đề nghị áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với tất cả các thửa đất, khu đất định giá, không phân biệt giá trị dưới hoặc trên 200 tỷ đồng so với bảng giá đất”, HoREA đề nghị.

Hiệp hội cho rằng, quy định áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với thửa đất, khu đất định giá phải có mức giá dưới 200 tỷ đồng so với bảng giá đất chỉ phù hợp với các dự án nhỏ tại các tỉnh có tốc độ đô thị hóa chưa cao, hầu như không có dự án quy mô lớn có mức giá đất trên 200 tỷ đồng so với bảng giá đất.

Trường hợp vẫn quy định áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với thửa đất, khu đất phải có giá trị dưới 200 tỷ đồng thì rất cần thiết phải giữ lại phương pháp thặng dư tại Điều 4 “Dự thảo Nghị định 44” để xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các thửa đất, khu đất có tiềm năng phát triển, có quy mô lớn, có giá trị tính theo giá đất trong bảng giá đất trên 200 tỷ đồng do không được phép áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất cho các dự án này.

  • Cần gỡ bỏ nút thắt để xác định giá đất theo thị trường

    Cần gỡ bỏ nút thắt để xác định giá đất theo thị trường

    Xác định giá đất theo thị trường sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân khi bị thu hồi đất, Nhà nước tăng thu ngân sách từ các khoản thuế liên quan đến sử dụng đất; tuy nhiên, đang tồn tại nút thắt nên không thể xác định được giá đất theo thị trường.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.