Thời kỳ tăng giá bất động sản tại Trung Quốc đã tạo ra hàng chục tỷ phú đô la. Nhưng cuộc khủng hoảng trong 4 năm gần đây của ngành này đã xóa sổ phần lớn khối tài sản trên.

https://assets.bwbx.io/images/users/iqjWHBFdfxIU/i9.zc6Vag6EY/v0/-1x-1.jpg

Sự trỗi dậy của thị trường nhà đất Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đã hình thành những làn sóng tích lũy tài sản lớn nhất trong lịch sử, tạo ra hàng chục tỷ phú đô la và đưa ít nhất 10 người trong số này vào hàng ngũ 500 người giàu nhất hành tinh. Nhưng cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản Trung Quốc trong những năm gần đây cũng có tác động khủng khiếp không kém – hủy hoại khối tài sản trên và xóa sổ hơn 100 tỷ USD của các “ông trùm” bất động sản.

Hui Ka Yan, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn China Evergrande

Ông Hui, người từng có tầm ảnh hưởng gần như không giới hạn với các chính trị gia và kiểm soát một đế chế từ bất động sản đến xe điện, đã bị cảnh sát bắt giữ. Hai biệt thự của ông Hui tại khu vực Victoria Peak sang trọng của Hồng Kông cũng bị một chủ nợ siết lại. Các cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc cho biết trong 2 năm tính đến năm 2020, ông Hui và nhiều người tại Evergrande đã thổi phồng doanh thu của công ty lên 78 tỷ USD, khiến vụ việc trở thành một trong những vụ lừa đảo lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Wang Jianlin – Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Dalian Wanda Group

Sau khi từ bỏ phần lớn đế chế giải trí và cổ phần tại câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha Atletico Madrid, tháng 12 năm ngoái, ông Wang đã đồng ý nhượng lại quyền kiểm soát mảng kinh doanh trung tâm mua sắm của mình, như một phần trong thỏa thuận trị giá 8,3 tỷ USD nhằm tránh cơn thịnh nộ từ các nhà đầu tư. Việc thỏa thuận với những người góp vốn là giải pháp tốt nhất hiện nay cho ông Wang, người từng là người giàu nhất Trung Quốc. Nhưng điều đó này nghĩa là những cổ đông bên ngoài sẽ nắm giữ đến 60% cổ phần của Wanda, tập đoàn hiện đang quản lý gần 500 siêu thị tại 230 thành phố trên khắp Trung Quốc.

Yang Huiyan - Chủ tịch Country Garden

Country Garden đã làm rung chuyển thị trường vào tháng 10 năm ngoái khi tuyên bố vỡ nợ trái phiếu USD. Trong nhiều tháng, tập đoàn này đã cố gắng tiếp tục thanh toán các trái phiếu bằng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, doanh số bán hàng sụt giảm một cách tồi tệ, ở mức 83% theo năm trong tháng 03/2024, cao hơn so với mức 75% trong tháng 1.

Vào tháng 3 vừa qua, lần đầu tiên Country Garden thông báo không thanh toán được trái phiếu bằng Nhân dân tệ và sẽ trễ hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2023. Không chỉ vậy, công ty của bà Yang còn phải đối mặt với một vụ kiện ở nước ngoài đòi thanh lý tài sản.

Wu Yajun - đồng sáng lập Longfor Group Holdings

Bà Wu đã viện dẫn những lo ngại về sức khỏe khi từ chức chủ tịch Longfor vào năm 2022 và giao lại công việc kinh doanh do mình thành lập cho một đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. Longfor là một trong số ít công ty bất động sản tránh được tình trạng vỡ nợ đối với bất kỳ trái phiếu nào và khả năng phục hồi đã được củng cố nhờ hoạt động kinh doanh cho thuê mặt bằng bán lẻ. Nhưng lợi nhuận cốt lõi của công ty này trong năm 2023 đã thấp hơn ước tính, báo trước một chặng đường khó khăn phía trước.

Kei Hoi Pang - Chủ tịch Logan Group

Từng là công ty xây dựng có doanh thu lớn thứ 20 Trung Quốc, Logan giờ nằm trong số những nhà phát triển bất động sản đang gặp khó khăn và phải đối mặt với cuộc chiến pháp lý ở Hồng Kông với các chủ nợ. Ông Kei đã đưa ra kế hoạch tái cơ cấu vào năm ngoái, nhưng kế hoạch này gặp trở ngại vào tháng 1 khi các chủ nợ ngân hàng bất đồng với các trái chủ và đe dọa giải thể hai công ty chủ chốt của Logan. Tuy nhiên, vào tháng 2, ông Kei dường như đã vượt qua được những thách thức và đang tiếp tục nỗ lực vực dậy công ty.

Cai Kui - đồng sáng lập Longfor Group Holdings

Ông Cai đồng sáng lập Longfor với bà Wu nhưng đã rời đi khi công ty này IPO vào năm 2009. Sau khi hai người ly hôn vào năm 2012, ông Cai nhận được khoảng 30% cổ phần của Longfor. Sau đó, ông thành lập Junson Capital, một công ty đầu tư có văn phòng tại Hồng Kông, New York, Palo Alto và Singapore. Mặc dù đã bán bớt một số cổ phần tại Longfor nhưng chúng vẫn chiếm phần lớn tài sản của ông Cai.

Wang Zhenhua – nhà sáng lập Seazen Holdings

Ông Wang đang thụ án 5 năm tù sau khi bị kết án năm 2020 về tội lạm dụng trẻ em. Dưới sự lãnh đạo của con trai ông, một số dự án của Seazen được chính phủ Trung Quốc tuyên bố đủ điều kiện nhận gói hỗ trợ tài chính mới. Seazen báo cáo doanh thu tăng 2,5% vào năm 2023 so với một năm trước đó, và đã thông báo với một số nhà đầu tư rằng họ có kế hoạch phát hành một trái phiếu mới được nhà nước bảo lãnh sớm nhất là vào tháng 4 năm nay.

Sun Hongbin – nhà sáng lập kiêm chủ tịch Sunac China Holdings

Ông Sun đã hoàn thành việc tái cơ cấu nợ vào tháng 11 năm ngoái, 18 tháng sau khi Sunac lần đầu tiên vỡ nợ trái phiếu USD. Kể từ đó, công ty này đã khởi động lại việc xây dựng khoảng 80% dự án còn dang dở, chủ yếu ở các thành phố lớn, vốn có lợi thế hơn so với các địa phương nhỏ thường có quá nhiều nhà phát triển tham gia và giá nhà đất đang sụt giảm nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, Sunac vẫn ghi nhận khoản lỗ ròng 8 tỷ Nhân dân tệ (1,1 tỷ USD).

Zuo Hui – nhà sáng lập kiêm cổ đông KE Holdings

Kể từ khi ông Zuo qua đời vào năm 2021, vợ của ông là bà Zhu Yan đã lãnh đạo một quỹ tín thác gia đình kiểm soát cổ phần của ông Zu trong công ty môi giới bất động sản trực tuyến KE. Do doanh thu của KE bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng bất động sản, Bloomberg Intelligence dự báo công ty sẽ theo đuổi các hoạt động kinh doanh mới như cải tạo, trang bị nội thất và quản lý bất động sản cho thuê để vượt qua thời kỳ suy thoái.

Chu Mang Yee - đồng sáng lập Hopson Development

Ngay trước đại dịch, ông Chu đã giao quyền kiểm soát Hopson cho con gái mình là bà Chu Kut Yung, người tiếp tục chiến lược hội nhập theo chiều dọc của cha mình. Với các hoạt động kinh doanh từ phát triển và xây dựng bất động sản đến quản lý khách sạn, Hopson đã tránh được tình trạng vỡ nợ trái phiếu. Trong khi doanh số bán hàng toàn ngành giảm hơn 30% trong tháng 1, các dự án chất lượng tương đối cao của Hopson tại các thành phố lớn hơn như Thượng Hải đã giúp doanh thu công ty tăng hơn 20% vào năm ngoái.

  • Các đại gia bất động sản Trung Quốc đang tái cấu trúc nợ ra sao?

    Các đại gia bất động sản Trung Quốc đang tái cấu trúc nợ ra sao?

    Cuộc khủng hoảng nợ bất động sản của Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới, khi căng thẳng chuyển hướng sang các cuộc tranh chấp tại tòa giữa các nhà phát triển với các chủ nợ về kế hoạch tái cơ cấu nợ và những hậu quả không thể tưởng tượng được từ các phán quyết thanh lý tài sản.

Lam Vy (Bloomberg)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.