Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, cho đến nay, ít nhất 23 nhà xây dựng Trung Quốc hoặc các công ty liên quan đã nhận được kiến nghị giải quyết từ các chủ nợ ở Hồng Kông kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng bất động sản. Cho đến nay, ít nhất 5 trong số đó đã được tòa án ra lệnh ngừng hoạt động.
Danh sách trên bao gồm China Evergrande, với phán quyết thanh lý chấn động của tòa án Hồng Kông, nhấn mạnh rủi ro pháp lý mà các nhà phát triển phải đối mặt khi không xoa dịu được nhóm chủ nợ chính. Không chỉ vậy, cơ quan quản lý chứng khoán đã phạt đơn vị chính của tập đoàn này tại Trung Quốc vì đã thổi phồng doanh thu hơn 78 tỷ USD trong 2 năm, dẫn đến sự sụp đổ hiện nay.
Các công ty nhỏ hơn, bao gồm Redsun Properties Group và Kaisa Group Holdings, sẽ phải đối mặt với các phiên điều trần trong những tuần tới. Danh sách các vụ kiện về bất động sản tại tòa án có thể sẽ mở rộng. Theo Bloomberg, các nhà phát triển Trung Quốc đã vỡ nợ 111 tỷ USD trái phiếu trong và ngoài nước kể từ khi cuộc khủng hoảng bất động sản bắt đầu vào năm 2021.
Danh sách dưới đây bao gồm các mốc quan trọng và tiến độ của kế hoạch tái cơ cấu nợ nước ngoài đối với các nhà phát triển mất thanh khoản lớn nhất Trung Quốc tính theo tổng nợ phải trả. Số liệu nợ dựa trên dữ liệu do Bloomberg tổng hợp và các hồ sơ công khai. Quy mô ước tính của việc cơ cấu lại nợ dựa trên thông tin công bố về các khoản nợ, khoản nợ nước ngoài hiện có hoặc các khoản nợ phải trả lãi ở nước ngoài trong hồ sơ công khai.
Tập đoàn China Evergrande
Tổng nợ phải trả: 332 tỷ USD
Quy mô tái cơ cấu nợ nước ngoài ước tính: Ít nhất 38 tỷ USD
Diễn biến tiếp theo: Thanh lý tài sản, rủi ro hủy niêm yết
Nhà phát triển này có thể sẽ bị hủy niêm yết khỏi sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông nếu cổ phiếu của họ vẫn bị đình chỉ trong hơn 18 tháng, tính từ tháng 1 khi lệnh thanh lý của thẩm phán được đưa ra.
Hầu hết tài sản của Evergrande đều ở Trung Quốc đại lục, tiềm ẩn những rào cản pháp lý đối với các nhà quản lý không phải người Trung Quốc
Tập đoàn Country Garden
Tổng nợ phải trả: 189 tỷ USD
Quy mô tái cơ cấu nợ nước ngoài ước tính: Chưa rõ
Diễn biến tiếp theo: Phiên tòa ngày 17/5
Một đơn vị của Kingboard Holdings, một nhà sản xuất tấm gỗ ở Hồng Kông, đã đệ đơn khởi kiện chống lại nhà phát triển vào tháng 2. Tuy nhiên, nhà phát triển cho biết vụ kiện sẽ không có tác động đáng kể đến việc tái cơ cấu tổng thể nợ nước ngoài
Tập đoàn China Sunac
Tổng nợ phải trả: 139,4 tỷ USD
Quy mô tái cơ cấu nợ nước ngoài ước tính: Khoảng 10 tỷ USD
Diễn biến tiếp theo: Cơ cấu lại các khoản thanh toán
Theo kế hoạch trả nợ, ít nhất 2% tiền lãi phải được trả bằng tiền mặt kể từ năm thứ 2 tái cơ cấu. Hiện tại, nhà phát triển có thể thực hiện thanh toán lãi bằng hiện vật, một cách giúp giảm bớt áp lực tiền mặt ngắn hạn
Tập đoàn Shimao Holdings
Tổng nợ phải trả: 71,1 tỷ USD
Quy mô tái cơ cấu nợ nước ngoài ước tính: Khoảng 12 tỷ USD
Diễn biến tiếp theo: Chi tiết kế hoạch tái cơ cấu
Shimao đã đề xuất kế hoạch tái cơ cấu sơ bộ vào tháng 12, nhằm mục đích giảm khối lượng đòn bẩy tài chính lên tới 7 tỷ USD. Các nội dung chính của kế hoạch bao gồm trao đổi khoản nợ hiện tại lấy trái phiếu mới được hỗ trợ bằng tài sản ở nước ngoài và các công cụ liên kết vốn sở hữu.
Tập đoàn Yango
Tổng nợ phải trả: 38,2 tỷ USD
Quy mô tái cơ cấu nợ nước ngoài ước tính: Chưa rõ
Diễn biến tiếp theo: Tái cơ cấu trong nước, thanh lý chi nhánh ở nước ngoài
Người phụ trách việc thanh lý đơn vị ở nước ngoài Yango Justice International của nhà phát triển này được bổ nhiệm vào tháng 4 nhưng không cung cấp bất kỳ thông tin nào. Trong khi đó, công ty mẹ Yango đã bị hủy niêm yết tại Thâm Quyến năm ngoái
Tập đoàn China Aoyuan
Tổng nợ phải trả: 33,7 tỷ USD
Quy mô tái cơ cấu nợ nước ngoài ước tính: Hơn 6 tỷ USD
Diễn biến tiếp theo: Vận hành công ty và triển khai kế hoạch tái cơ cấu
Aoyuan được phép trả lãi bằng hiện vật trong hai năm đầu tái cơ cấu. Theo một hồ sơ, các chủ nợ đã buộc nhà phát triển này tiếp tục thực hiện các dự án cải tạo đô thị để hỗ trợ kế hoạch tái cơ cấu.
Tập đoàn Kaisa Holdings
Tổng nợ phải trả: 32,7 tỷ USD
Quy mô tái cơ cấu nợ nước ngoài ước tính: Hơn 12 tỷ USD
Diễn biến: Phiên tòa ngày 29/4
Tại phiên điều trần hồi tháng 3, nguyên đơn ban đầu trong vụ thanh lý Kaisa đã yêu cầu từ bỏ vụ kiện và một nhóm chủ nợ lớn chiếm hơn 1/3 số khoản vay ở nước ngoài của Kaisa đã tìm kiếm người đại diện thay thế. Nhà phát triển này trước đó cho biết một nhóm chủ nợ đã từ chối một phần kế hoạch trả nợ của họ và các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục
Tập đoàn Logan
Tổng nợ phải trả: 31,7 tỷ USD
Quy mô tái cơ cấu nợ nước ngoài ước tính: Khoảng 8 tỷ USD
Diễn biến tiếp: Ký thỏa thuận với chủ nợ trong tháng 4
Chủ đầu tư đặt mục tiêu ký thỏa thuận hỗ trợ với tất cả các nhóm chủ nợ cho kế hoạch cơ cấu lại nợ nước ngoài vào cuối tháng 4. Logan đã đưa ra một khoản phí đồng ý cho các trái chủ ký thỏa thuận trước ngày 28 tháng 3.
Tập đoàn CIFI Holdings
Tổng nợ phải trả: 26,5 tỷ USD
Quy mô tái cơ cấu nợ ước tính: Khoảng 7 tỷ USD
Diễn biến tiếp theo: Chi tiết phương án tái cơ cấu
CIFI đã bán một số tài sản ở Sydney vào tháng 2, một phần để gây quỹ hỗ trợ tái cơ cấu ở nước ngoài. Chủ đầu tư này cho biết họ dự kiến sẽ không cắt giảm quá trình tái cơ cấu và có thể đề xuất phương án chuyển đổi một số khoản nợ thành vốn cổ phần hoặc trái phiếu chuyển đổi
Tập đoàn Sino-Ocean
Tổng nợ phải trả: 26,5 tỷ USD
Quy mô tái cơ cấu nợ nước ngoài ước tính: Chưa rõ
Diễn biến tiếp theo: Chi tiết phương án tái cơ cấu
Vào tháng 2, nhà phát triển này cho biết sẽ tiếp tục làm việc với các cố vấn về đề xuất tái cơ cấu. Trước đó, một nhóm chủ nợ đã kêu gọi Sino-Ocean đưa ra kế hoạch tái cơ cấu rộng rãi cho tất cả các trái chủ với sự hỗ trợ của cổ đông lớn là China Life Insurance.
-
Vanke sẽ đẩy Trung Quốc vào vực thẳm tài chính?
Trung Quốc có thể rơi vào vực thẳm tài chính trong năm nay nếu để nhà phát triển uy tín này vỡ nợ.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...