Cách hồ Hoàn Kiếm 17 km nhưng các dự án ở khu vực Hoài Đức (Hà Nội) bỗng sôi động trở lại chỉ trong 2-3 năm trở lại đây. Liên tiếp các dự án được xây dựng đã đẩy giá đất vùng ngoại ô Thủ đô tăng chóng mặt.
Một người dân sinh sống tại đây cho biết gia đình chị chuyển về ở từ đầu năm 2018, thời điểm khu vực này vẫn còn heo hút người. Thậm chí, các tiện ích còn hoang sơ đến mức trời mưa là cả khu lại chìm trong biển nước.
Nhiều biệt thự vẫn bỏ hoang, người dân trồng rau trước cửa.
"Lúc đó, căn nhà liền kề diện tích 80 m2 tôi mua chỉ có giá 3,6 tỷ đồng, nhiều căn chỉ có giá hơn 3 tỷ đồng. Biệt thự liền kề diện tích 120 m2 cũng chỉ có giá 4,2 tỷ đồng", chủ nhà nói và cho biết thêm hiện giờ, căn nhà của chị đã có người trả giá 10 tỷ đồng bao gồm cả hoàn thiện.
Giá tăng "sốc" như vậy, theo một số người môi giới bất động sản khu này, là bởi các dự án lớn kéo về khiến mật độ cư dân đông lên. Các tiện ích và cơ sở hạ tầng hoàn thiện theo các dự án lớn cũng góp phần đẩy giá tăng "sốc".
Song không ít hội nhóm môi giới cũng phải thừa nhận thời điểm này, đầu tư vào đây thì giá không còn tăng sốc như trước, chỉ nhích dần theo mật độ dân cư. Những người mua ở đây 10 năm trước đã phải trải qua nhiều thăng trầm, chịu lỗ nhiều năm mới bán được giá như bây giờ.
Mật độ cư dân tại các khu đô thị ở đây chưa đông.
Theo tìm hiểu của phóng viên, một số dự án "hot" tại Hoài Đức đang có giá rất cao như Geleximco khu A dao động 80-100 triệu đồng/m2, Nam An Khánh 70 triệu đồng/m2, Splendora 100 triệu đồng/m2. Song, tỷ lệ cư dân sinh sống ở một số khu mới chỉ đạt 30%.
Giá dự án tại Hoài Đức lên tới cả trăm triệu đồng/m2.
Không chỉ đất dự án, đất dịch vụ tại khu vực Hoài Đức thậm chí còn đang ghi nhận mức tăng "khủng".
Theo đó, đất dịch vụ An Thọ (Hoài Đức) tăng gấp 2-3 lần chỉ sau 2 năm. Đất mặt đường khu chợ, gần khu dân cư và chung cư đã tăng từ hơn 50 triệu đồng/m2 lên 133 triệu đồng/m2. Giá đất mặt đường nhỏ hơn cũng ghi nhận mức tăng gấp đôi, từ 30-40 triệu đồng/m2 lên khoảng 70 triệu đồng/m2.
Người dân cần cẩn trọng khi mua các khu đất dịch vụ chưa có sổ đỏ.
Thế nhưng, theo một số văn phòng môi giới bất động sản uy tín tại đây, mức tăng này đã chạm đỉnh. Người đầu tư vào thời điểm này sẽ lãi ít. Chưa kể, có nhiều lô đất hiện mới chỉ có hồ sơ, chưa thể ra sổ đỏ.
"Người đầu tư từ nơi khác tới, chưa có thông tin thì không nên mua. Bởi ngoài những rắc rối về pháp lý, để ra được sổ cũng rất mất công, thậm chí tốn hàng trăm triệu đồng", nhân viên môi giới cho hay.
Người dân nên cẩn trọng khi đầu tư tại các khu vực chưa rõ ràng về hồ sơ pháp lý và thiếu thông, để tránh tiền mất tật mang.
-
Đất nền mùa dịch: Người méo mặt bán ra, kẻ hoan hỉ mua vào
CafeLand – Công việc bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút, cộng với áp lực lãi vay ngân hàng khiến nhiều người vỡ kế hoạch đầu tư buộc phải bán đất, thậm chí “cắt lỗ” để sớm thoát áp lực. Ngược lại, với những nhà đầu tư có nguồn lực tài chính dồi dào thì đây là thời điểm để tích luỹ thêm tài sản với mức giá hấp dẫn.
-
Quy định mới từ 15/1 cho tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, người tham gia giao thông cần lưu ý
Sở Giao thông vận tải Hà Nội mới đây đã có văn bản thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông một chiều trên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, thời gian áp dụng bắt đầu từ ngày 15/1/2025....
-
Dự án nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ sẽ được triển khai tại quận rộng nhất Hà Nội
Kế hoạch sử dụng đất 2025 tại quận này có 116 dự án, đáng chú ý chỉ có duy nhất một dự án nhà ở xã hội cao 31 tầng, tổng mức đầu tư gần 1.200 tỷ đồng.
-
Đầu tư 1,5 tỷ USD, “ông lớn” Nhật Bản tiết lộ kế hoạch triển khai các dự án tại Việt Nam
Với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, Tập đoàn AEON xác định Việt Nam là thị trường trọng điểm thứ hai chỉ sau Nhật Bản. Tập đoàn bán lẻ hàng đầu này đang tăng tốc mở rộng mạng lưới, phát triển đa dạng mô hình kinh doanh và đẩy mạnh hợp tác với nhà sản xuấ...