Trái phiếu là kênh huy động vốn quan trọng
Đặt câu hỏi trong phiên chất vấn sáng 8/6, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) chất vấn về những sai phạm trên thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua, phải chăng do sự yếu kém của cơ quan chức năng. Đại biểu đề nghị cần có giải pháp lành mạnh hoá thị trường thay vì siết chặt theo hướng không quản được thì cấm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường.
Trả lời đại biểu Thông, Bộ trưởng Tài chính cho biết, hiện nay không có chủ trương nào nói về vấn đề siết chặt hay hạn chế trái phiếu doanh nghiệp. Vì đây là kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp, bên cạnh dòng vốn từ các ngân hàng thương mại.
Cũng theo ông Phớc, hiện nay quy mô trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam khoảng 1,37 triệu tỷ đồng, chỉ chiếm 15% GDP. So với mục tiêu chiến lược đặt ra năm 2025 phải đạt được 20% GDP, đến năm 2030 phải đạt 25% thì vẫn còn trong khoảng cho phép. So với các nước xung quanh, quy mô trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam cũng đang ở mức thấp nhất, vẫn còn dư địa để thực hiện.
Tuy nhiên, “việc huy động phải đúng pháp luật, minh bạch, không được lợi dụng để sử dụng số tiền sai mục đích, đưa vào mục đích khác”, ông Phớc nhấn mạnh.
Sau phần trả lời của Bộ trưởng Tài chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng việc Bộ trưởng so thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam với các nước thì khập khễnh, vì các nước phát triển thị trường này lâu đời rồi, Việt Nam mới sơ khai.
Mặc dù mới phát triển song theo Chủ tịch Vương Đình Huệ, năm 2021, quy mô thị trường đã tăng lên 15% GDP, trong khi đó mục tiêu đến năm 2025 là 20% GDP.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Quochoi.vn
“Riêng năm 2021 tăng rất đột biến và để xảy ra những sai phạm như đại biểu đã biết. Cần rà soát xem chính sách pháp luật có gì bất cập không, Nghị định 153 ban hành về lĩnh vực này như thế nào, hoàn thiện thời gian tới như thế nào, công tác thanh tra kiểm tra làm sao”, Chủ tịch lưu ý.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, “mặc dù cơ quan nào cũng nói không có động thái siết trái phiếu doanh nghiệp nhưng thực tế gần đây hầu như không có phát hành, nợ đến hạn phải trả rất lớn vậy thanh khoản khu vực này như thế nào”, ông Vương Đình Huệ đặt vấn đề và đề nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quan tâm trả lời.
Băn khoăn bong bóng chứng khoán
Cũng đặt câu hỏi liên quan đến thị trường chứng khoán, đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) nêu thực tế trên thị trường chứng khoán hiện nay, giá trị vốn hóa hay giá trị thị trường đã gấp nhiều lần giá trị tài sản lúc IPO phát hành lần đầu. Sự gia tăng này phản ánh tính hấp dẫn của các kênh đầu tư nhưng cũng có tác động lớn của những chiêu trò đầu tư, lũng đoạn thị trường, hay còn gọi là bong bóng chứng khoán.
Đại biểu đề nghị bộ trưởng Đánh giá về mức độ bong bóng chứng khoán Việt Nam hiện nay. Bộ Tài chính có những công cụ, bộ chỉ báo nào để nhận diện, đánh giá mức độ bong bóng chứng khoán. Giải pháp gì để thị trường chứng khoán phát triển?
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang). Ảnh: Quochoi.vn
Trả lời, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thị trường chứng khoán thời gian qua đã có những bước phát triển tốt. Đến cuối năm 2021, giao dịch thị trường cổ phiếu đạt 7,7 triệu tỷ 7.774 tỷ đồng, chiếm 92% GDP năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm 15% GDP và tăng 46,7% so với năm 2020.
Bộ trưởng nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, nhưng có nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, thời gian qua xảy ra một số hiện tượng thao túng cổ phiếu, đưa thông tin sai lệch, lừa dối khách hàng, đầu cơ trái phiếu,…
Đối với thị trường chứng khoán, có xảy ra việc dùng nhiều tài khoản thao túng chứng khoán nhưng theo ông Phớc, đây là những sai phạm cá nhân.
“Bộ Tài chính đã tiến hành cảnh báo cho người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Đồng thời Bộ Tài chính đã trình chính phủ sửa Nghị định 153, tăng cường các biện pháp để minh bạch thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp”, Bộ trưởng nói và khẳng định đây là những kênh huy động vốn trung và dài hạn bên cạnh dòng vốn tín dụng, đảm bảo nguồn lực cho nền kinh tế phát triển.
Tư lệnh ngành tài chính khẳng định đã có giải pháp kiểm tra, theo dõi quá trình lên xuống đột ngột với các cổ phiếu. Với trái phiếu riêng lẻ sẽ thiết lập sàn riêng để theo dõi.
“Cùng với việc sửa đổi Nghị định 153, tiếp tới Bộ Tài chính sẽ đề nghị Quốc Hội sửa đổi Luật Chứng khoán, trong đó quy định rõ điều kiện phát hành. Chẳng hạn như quy định đơn vị phát hành phải có lãi, nợ trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu, cam kết mục đích phát hành với cơ quan quản lý nhà nước như thế nào”, ông Phớc cho biết.
Qua kiểm tra, Bộ Tài chính cũng phát hiện nhiều vi phạm. Bộ Tài chính đã chuyển cho cơ quan điều tra để xử lý nghiêm.
-
Bộ trưởng Tài chính: Thất thoát đất đai từ cổ phần hóa do quy định bất cập
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc sáng 8/6, 79 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng.
-
Chủ dự án Đồi Rồng huy động thêm gần 2.000 tỷ đồng trái phiếu
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 17/11, Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco) đã hoàn tất phát hành 19.980 trái phiếu, tương đương tổng giá trị 1.998 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, ngày đáo...
-
Hơn 43% giá trị trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn là trái phiếu bất động sản
Từ 4/10 đến cuối năm 2024, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn là 78.878 tỷ đồng. Trong đó, có 43,5% giá trị trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 34.317 tỷ đồng.
-
VnDirect: Các chiến lược tài chính khéo léo sẽ là chìa khoá giúp nhóm bất động sản vượt áp lực đáo hạn trái phiếu
Công ty Chứng khoán VnDirect cho rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong các quý tiếp theo khi áp lực đáo hạn trái phiếu gia tăng. Các chiến lược tài chính khéo léo cùng với sự hỗ trợ từ phía ...