CafeLand - Theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Các hành vi vi phạm hành chính khi chuyển mục đích sử dụng đất tùy theo từng trường hợp còn có thể bị áp dụng biện pháp buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất như trước khi vi phạm.

Cũng theo Nghị định, tại Điểm a, Khoản 3 Điều 5 giao UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương để quy định mức khôi phục đối với từng loại vi phạm cho phù hợp.

Thực tiễn triển khai các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trong thời gian qua nhận thấy hầu hết các địa phương đến nay còn gặp nhiều lúng túng cả trong việc quy định chi tiết mức độ khôi phục tình trạng ban đầu của đất như trước khi vi phạm cũng như áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này, mà trường hợp sau đây là một ví dụ điển hình cho các vướng mắc, bất cập trên.

Công ty giống cây trồng được UBND tỉnh giao 80 ha đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất để hoạt động sản xuất, kinh doanh lúa giống và các loại cây trồng hàng năm khác, trong đó có 70 ha đất nông nghiệp (đất lúa), 06 ha đất phi nông nghiệp để làm trụ sở, sân kho, nhà kho, nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Quá trình hoạt động, do nhu cầu mở rộng, Công ty được UBND tỉnh có văn bản đồng ý về chủ trương cho phép mở rộng diện tích đất phi nông nghiệp từ 06 ha thành 10 ha nhưng phải hoàn thành các thủ tục theo quy định trước khi thực hiện. Tháng 02/2020, qua công tác quản lý phát hiện Công ty chuyển mục đích 02 ha sang nuôi trồng thủy sản mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền; san lấp, sử dụng 04 ha đất trồng lúa (tương ứng với phần diện tích xin mở rộng) vào liên doanh, liên kết hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp nhưng chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Các hành vi vi phạm của Công ty đã rõ nhưng còn vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với phẩn diện tích đất trồng lúa nay đã bị đào sâu đến 2m làm ao, làm mất tầng canh tác và không thể khôi phục lại nguyên trạng tình trạng ban đầu của đất như trước khi vi phạm. Đối với phần diện tích 04 ha đất lúa đã bị san lấp, chuyển mục đích sang hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp theo quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP cũng phải áp dụng biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất như trước khi vi phạm (tức là phải tháo dỡ công trình, xúc hết lớp đất mặt đã san lấp) mà không được áp dụng biện pháp khắc phục khác phù hợp bởi phần diện tích này đã được UBND tỉnh đồng ý về chủ trương cho mở rộng diện tích đất phi nông nghiệp?

Từ những bất cập trên, thiết nghĩ Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm tham mưu cho Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ, thậm chí cần quy định cụ thể việc khôi phục tình trạng ban đầu của đất như trước khi vi phạm trong Nghị định của Chính phủ mà không nên giao cho các địa phương quy định chi tiết. Có như vậy việc áp dụng, thực hiện tại các địa phương mới được thống nhất, hạn chế trường hợp cùng một hành vi vi phạm nhưng mỗi nơi quy định, áp dụng một kiểu, qua đó cũng hạn chế lãng phí không cần thiết cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình sử dụng đất.

  • Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Hiểu sao cho đúng?

    Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Hiểu sao cho đúng?

    CafeLand - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Việc thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được quy định cụ thể tại Luật đất đai, Nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.

Nhật Minh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.