Ga Đà Lạt
Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng mới đây đã trình lên Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Cục Đường sắt Việt Nam Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức PPP.
Theo phương án đề xuất của nhà đầu tư, Dự án đi qua địa phận TP. Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) và huyện Đơn Dương, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), với tổng chiều dài cần thi công khoảng 83,5 km, dự kiến bao gồm 16 ga và trạm khách (bổ sung 2 ga và 2 trạm khách với tuyến cũ).
Dự án bao gồm 2 hợp phần. Trong đó, hợp phần có khối lượng lớn hơn là khôi phục đoạn tuyến từ ga Tháp Chàm đến ga Trại Mát có chiều dài 76,8 km, gồm việc khôi phục, xây dựng mới 64 cầu, 5 hầm, 11 ga, xây dựng toàn bộ kết cấu tầng trên đường sắt. Hợp phần thứ hai là nâng cấp đoạn tuyến từ ga Trại Mát đến ga Đà Lạt - đoạn đang khai thác với chiều dài 6,7 km, trong đó có việc tôn tạo, bảo tồn các ga Đà Lạt, Trại Mát.
Toàn bộ tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt có khổ đường 1.000 mm, tốc độ thiết kế 30 - 60 km/h; sử dụng đầu máy diesel và toa xe tải trọng nhẹ.
Tổng mức đầu tư Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt là khoảng 24.924 tỉ đồng (không bao gồm lãi vay, chi phí tài chính), Trong đó 2 khoản chi lớn nhất là chi phí xây dựng (4.517 tỉ đồng) và chi phí thiết bị (9.246 tỉ đồng). Nếu tính cả lãi vay và chi phí tài chính, tổng mức đầu tư của Dự án lên tới 28.987 tỉ đồng.
Về phương án tài chính, nhà đầu tư đề xuất ngân sách Nhà nước tham gia dự án khoảng 2.160 tỷ đồng, còn lại 22.800 tỷ đồng nhà đầu tư sẽ huy động theo hình thức vay. Dự tính vay trong nước chiếm 10% với lãi suất 10,4%/năm, vốn vay ngân hàng thương mại nước ngoài chiếm 90% với lãi suất dự kiến 7%.
Về tiến độ thực hiện, dự án chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2022 – 2024 và tiến tới triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn 2025 – 2029.
Nhà đầu tư dự tính cần 37 năm 11 tháng để có thể thu hồi vốn trong điều kiện tối ưu, chưa lên phương án cụ thể về nguồn thu hoàn vốn.
Tháp Chàm - Đà Lạt là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi đầu tiên trên thế giới, được khởi công năm 1908, hoàn thành năm 1932. Từ năm 1968, chiến tranh khốc liệt, tuyến đường sắt bị dừng khai thác do không đảm bảo an toàn. Sau năm 1975, gần như toàn bộ đường ray, tà vẹt được tháo gỡ. Hiện chỉ còn đoạn Trại Mát - Đà Lạt dài 6,7 km khai thác tàu du lịch.
-
Cả thế giới chỉ còn 2 cái, liệu tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt có được khôi phục?
Theo Bộ GTVT, sau khi doanh nghiệp đề xuất hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan đánh giá tổng thể, nghiên cứu thực hiện dự án.



-
Những đột phá kinh tế giúp Cà Ná trở thành cực tăng trưởng của Ninh Thuận
Thừa hưởng mọi lợi thế từ hạ tầng giao thông, đô thị và các dự án trọng điểm, Cà Ná được xem như “trái tim” của huyện Thuận Nam – Ninh Thuận, cửa ngõ kinh tế phía Nam. Đó cũng là lý do khu vực này được các nhà đầu tư BĐS quan tâm trong thời gian gần ...
-
Một huyện của Ninh Thuận được doanh nghiệp Đức ngỏ ý đầu tư dự án nhà máy thép xanh hơn 3 tỷ USD
Tại buổi làm việc với Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam, Công ty VFT Bio Fuels (Đức) đề xuất đầu tư dự án thép xanh tại Khu công nghiệp Du Long tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Dự án này có quy mô 250ha, công suất 1...
-
Sunbay Ninh Thuận bổ sung tài sản đảm bảo cho 4 lô trái phiếu
Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận vừa công bố thông tin về việc bổ sung tài sản đảm bảo cho bốn lô trái phiếu SBPCB2124002, SBPCB2225001, SBPCB2227002, SBPCB2228003. Bốn lô trái phiếu này có tổng trị giá 1.700 tỷ đồng....