UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có ý kiến chỉ đạo liên quan đến vụ việc thu hồi mặt bằng kinh doanh tại Khu di tích Bạch Dinh (TP.Vũng Tàu) do Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thuê gần chục năm trước.
Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đồng ý với đề xuất của Sở Văn hoá và Thể thao, cho phép Bảo tàng tỉnh khởi kiện vụ án dân sự tại TAND TP.Vũng Tàu để yêu cầu trả lại tài sản và đòi bồi thường thiệt hại đối với tài sản cho thuê theo hợp đồng.
Sở Văn hoá và Thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc Bảo tàng tỉnh thực hiện các thủ tục để sớm khởi kiện vụ án dân sự theo quy định.
Ngoài ra, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thống nhất thu hồi các quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính tại Khu di tích Bạch Dinh để Bảo tàng tỉnh thực hiện quyền khởi kiện; giao Sở Văn hoá và Thể thao tham mưu UBND tỉnh thu hồi các quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại của vụ việc nêu trên.
Khu di tích Bạch Dinh nhìn từ trên cao.
Theo tìm hiểu, vào tháng 11/2011, ông Phạm Chí Thân - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ký hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh trong khuôn viên Khu di tích Bạch Dinh với ông Đ.H.C (đại diện cho 5 hộ thuê mặt bằng).
Khu đất cho thuê mở các quán cà phê có tổng diện tích 2.555m2 (bao gồm tường rào, kè chắn, cây xanh), giá thuê 72 triệu đồng/tháng. Theo thoả thuận, hợp đồng thuê có thời hạn đến ngày 31/10/2016. Khi hết thời hạn thuê, bên thuê phải tháo dỡ vật dụng để trả lại mặt bằng.
Đến tháng 9/2016, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ra thông báo thanh lý hợp đồng để các chủ quán cà phê chủ động sắp xếp thời gian di dời. Tuy nhiên, hết thời hạn hợp đồng thuê, các chủ quán cà phê không trả mặt bằng mà xin gia hạn thêm thời gian.
Cuối tháng 2/2017, chỉ riêng ông Đ.H.C ký biên bản thanh lý hợp đồng. 4 hộ còn lại không chịu ký thanh lý vì cho rằng họ phải được hỗ trợ chi phí do việc thu hồi mặt bằng ảnh hưởng đến thu nhập và đã đầu tư để cải tạo mặt bằng kinh doanh.
Khi các cơ quan chức năng tiến hành thu hồi mặt bằng đã cho thuê tại Khu di tích Bạch Dinh thì gặp phải sự phản ứng của các chủ quán cà phê. Sự việc kéo dài từ năm 2017, đến nay UBND tỉnh đồng ý với phương án cho Bảo tàng tỉnh khởi kiện dân sự để thu hồi mặt bằng cho thuê.
Bạch Dinh nằm ở phía nam sườn núi Lớn, TP.Vũng Tàu. Nơi đây từng được vua Minh Mạng xây dựng pháo đài để kiểm soát cửa biển Cần Giờ. Sau khi chiếm quyền cai trị Đông Dương, chính quyền thực dân Pháp cho san phẳng pháo đài để xây dựng dinh thự để làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương. Tên gọi ban đầu của Bạch Dinh là Villa Blanche. Dinh thự này được thiết kế theo lối kiến trúc Pháp, khởi công từ năm 1898 và đến năm 1902 mới hoàn thành. Người đầu tiên sử dụng Bạch Dinh là Toàn quyền Đông Dương Paul Beau. Đến tháng 9/1907, nơi đây được dùng làm nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái. Đến năm 1916, Bạch Dinh trở thành nơi nghỉ mát của Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Những năm sau đó, Bạch Dinh luôn được dùng làm nơi nghỉ mát cho các nguyên thủ hoặc quan chức cấp cao của chính quyền Sài Gòn. Sau năm 1975, có thời gian Bạch Dinh không được sử dụng vào mục đích cụ thể nào trước khi trở thành địa điểm du lịch. Ngày 4/8/1992, Bạch Dinh được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia. |
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: “Xử lý” thế nào với 18 khu đất “vàng”?
18 khu đất “vàng” của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được UBND tỉnh này bán đấu giá vào quí IV năm 2020 để qui hoạch làm khu thương mại dịch vụ.
-
Diễn biến mới tại dự án cảng biển 5.700 tỷ đồng ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Dự án bến cảng tổng hợp quốc tế Mỹ Xuân do Công ty cổ phần Cảng quốc Tế QTM làm chủ đầu tư có quy mô khoảng 71,23ha, tổng vốn đầu tư khoảng 5.700 tỷ đồng.
-
Địa phương có cảng nước sâu lớn nhất Đông Nam Á chính thức trở thành thành phố
Với vị trí chiến lược và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, Phú Mỹ chính thức được nâng cấp thành thành phố theo Nghị quyết số 1365/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây không chỉ là bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã h...
-
Đề xuất gia hạn hoàn thành tuyến đường gần 1.200 tỷ vào cảng Cái Mép
Dự án đường Long Sơn - Cái Mép có tổng chiều dài hơn 3,7 km, kết nối KCN dầu khí Long Sơn với Thị xã Phú Mỹ, có tổng mức đầu tư hơn 1.188 tỷ đồng.