Nằm mặt tiền đường Huỳnh Tấn Phát (phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM) dự án chung cư Hưng Long gây ám ảnh cho người qua lại bởi những tòa nhà khổng lồ xám xịt, u ám xây dựng dang dở và bị bỏ hoang suốt nhiều năm qua.
Dự án này do Công ty Vật liệu xây dựng và xây lắp thương mại (BMC) làm chủ đầu tư. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước hạng 1, trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập từ năm 1957. Doanh nghiệp này đã và đang phát triển nhiều dự án bất động sản khắp cả nước như dự án căn hộ BMC Lũy Bán Bích quận Tân Phú, cao ốc căn hộ BMC tại số 422 Đại Lộ Võ Văn Kiệt, 2 dự án khu công nghiệp ở Cần Thơ, Dự án BMC Vinh Plaza ở phường Quán Bàu, TP Vinh, Dự án BMC Cửa Lò Plaza…
Dự án chung cư Hưng Long được BCM được khởi công xây dựng từ năm 2011 trên khu đất có diện tích 19.639m2 bao gồm 5 khối nhà (2 khối cao 22 tầng, 3 khối cao 25 tầng) và 5 căn biệt thự. Ban đầu, dự án là tài sản thế chấp cho khoản vay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Sau đó, TinNghiaBank được hợp nhất với Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) và SCB, dự án trở thành tài sản thế chấp tại ngân hàng SCB – chi nhánh Bến Thành.
Năm 2020, tài sản này từng được nhà băng rao bán với giá khởi điểm là 2.530 tỉ đồng gồm giá trị quyền sử dụng đất là 2.130 tỷ đồng và giá trị công trình xây dựng khoảng 400 tỷ đồng nhưng không tìm được người mua.
Gần đây nhất, SCB tiếp tục thông báo bán đấu giá dự án này với mức giá khởi điểm rẻ hơn là hơn 2.300 tỉ đồng, trong đó giá trị quyền sử dụng đất 1.981 tỉ đồng và giá trị công trình xây dựng hơn 371 tỉ đồng.
Theo giám đốc một doanh nghiệp bất động sản, dự án Hưng Long có vị trí đẹp khi nằm mặt tiền đường Huỳnh Tấn Phát, một trong những tuyến giao thông huyết mạch của khu Nam. Nằm gần khu đô thị Phú Mỹ Hưng có nhiều tiện tích. Trên cung đường này hiện cũng có nhiều dự án chung cư được đầu tư xây dựng. Giá bán căn hộ ở đây trung bình khoảng 30 – 35 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, khối tài sản này chưa hấp dẫn người mua có thể nguyên nhân là do mức giá khởi điểm cao, trong khi phần tài sản gắn liền với đất là các khối chung cư đã phần nào xuống cấp khi bỏ hoang suốt nhiều năm. Ngoài ra, có thể phía sau khối tài sản này vẫn còn những chồng chéo về các khoản nợ của chủ cũ, tài sản chưa rõ ràng tính pháp lý khiến các doanh nghiệp khác dè chừng.
Thời gian gần đây, xu hướng rao bán đấu giá, thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ của các ngân hàng thương mại diễn ra mạnh mẽ. Phần lớn tài sản bán đấu giá là các khoản nợ được đảm bảo bằng bất động sản. Tuy nhiên, kết quả của các cuộc rao bán này không khả quan, đặc biệt có những khoản nợ nhà băng chấp nhận hạ giá và rao bán hàng chục lần nhưng không tìm được người mua.
Theo nhiều chuyên gia, việc bán đấu giá tài sản, khoản nợ của ngân hàng gặp khó khăn có nhiều nguyên nhân vì giá bán, thủ tục quá rườm rà mất thời gian và tính minh bạch pháp lý của khoản nợ không rõ ràng. Không ít trường hợp cá nhân, tổ chức mua được tài sản đấu giá vẫn không thực hiện được thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận vì người có tài sản khởi kiện liên quan đến tài sản đấu giá, hoặc tranh chấp khác liên quan đến tài sản đem đấu giá.
-
Tài sản phát mãi “ế” như chợ chiều
CafeLand - Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace, một trong những tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Tập đoàn Khải Vy được BIDV rao bán từ năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.
-
Grand Marina, Saigon – sống tinh hoa trên nền di sản
Grand Marina, Saigon đã định hình một phong cách sống đẳng cấp và tinh tế, khẳng định vị thế xã hội của các chủ nhân, và là biểu tượng cho những giá trị trường tồn qua thời gian.
-
Năm Bảy Bảy chính thức “chốt” rót gần 4.500 tỷ cho dự án Khu dân cư NBB Garden III
Cổ đông Năm Bảy Bảy chấp thuận chủ trương phê duyệt tổng mức đầu tư dự án Khu dân cư NBB Garden III là 4.478 tỷ đồng, tức tăng thêm 1.772 tỷ đồng so với mức đầu tư ban đầu.
-
Đất Xanh bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phạt 515 triệu đồng
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã: DXG)....