Đánh giá về cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại hiện nay đối với việc thu hồi đất, giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trên 90% số người được hỏi có ý kiến không hài lòng, chỉ 1% cho là hài lòng, gần 8% cho là chấp nhận được.
Đó là nội dung đáng chú ý trong báo cáo nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam của Ngân hàng Thế giới. Bác cáo được đưa ra tại Hội thảo quản trị tốt trong lĩnh vực đất đai do Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Thế giới tổ chức tại Vĩnh Phúc ngày 12 và 13-5.
Mòn mỏi chờ
Các thông tin trên được Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện trên một nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, xã hội của việc bồi thường theo giá đất thị trường tại ba địa phương TP.HCM, Dăk Lăk và Bắc Ninh trong năm 2010. Đối tượng được hỏi ý kiến là những người có liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng công trình công cộng.
Cũng theo nghiên cứu này, người dân có ý kiến chung rằng thường sau một tháng kể từ ngày nộp đơn khiếu nại, họ mới được UBND phường gọi đến gặp.
Hầu hết các trường hợp khiếu nại về giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm tới 90% tổng số vụ khiếu kiện của người dân.Trong ảnh: Công khai đường dây nóng trong việc giải tỏa đền bù tại quận 2, TP.HCM. Ảnh: HTD
Theo Ngân hàng Thế giới, đầu năm 2010, hầu hết các địa phương đều cho rằng các trường hợp khiếu nại về giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm tới 90% tổng số vụ khiếu kiện của người dân. Điều này chứng tỏ cơ chế giải quyết khiếu nại về giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn nhiều nhược điểm, chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc từ thực tế của quá trình quản lý, sử dụng đất đai.
Quan hệ quen biết chi phối
Đưa ra hướng gỡ cho những tồn tại nêu trên, theo Ngân hàng Thế giới, trong hoàn cảnh của Việt Nam, khi “văn hóa hành chính” chịu ảnh hưởng rất mạnh của các mối quen biết thì không nên giao thẩm quyền giải quyết các khiếu nại hành chính trong đất đai cho các cơ quan hành chính mà nên giao quyền giải quyết cho hệ thống tài phán hành chính. Hệ thống tài phán hành chính này là cơ quan thuộc Chính phủ, được tổ chức ở hai cấp: cấp quốc gia và cấp vùng gồm nhiều tỉnh. Cơ quan này chỉ có chức năng giải quyết khiếu nại hành chính, độc lập hoàn toàn với hệ thống cơ quan hành chính.
52% số người được hỏi cho rằng kết quả giải quyết không thỏa đáng trong giải quyết khiếu nại lần đầu. |
Cũng theo Ngân hàng Thế giới, hiện ở Việt Nam, bước giải quyết cuối cùng các quyết định hành chính là tại tòa án hành chính. Phương thức này sẽ trở nên không hiệu quả nếu các khiếu kiện hành chính chỉ ở mức đơn giản hoặc khi tòa án hành chính chưa đủ nguồn lực về con người và năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giải quyết. Do đó, bên cạnh việc đổi mới cơ chế giải quyết các khiếu nại hành chính về đất đai nêu trên, cần mở rộng quyền của người khiếu nại được chỉ định người đại diện cho mình trong giải quyết khiếu nại hành chính. Trong đó có thể chỉ định luật sư toàn quyền thay mặt người khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại.
Mặt khác, toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại hành chính phải được thông báo công khai tại điểm sinh hoạt của cộng đồng dân cư và trên một trang thông tin điện tử, kể từ khi có đơn khiếu nại cho đến khi có quyết định giải quyết khiếu nại.
Để dân hài lòng: Không dễ! Các thông tin về mức độ không hài lòng và hài lòng của người dân nêu trên chỉ có tính tham khảo. Để người dân hài lòng khi họ có khiếu nại về việc bồi thường đối với đất bị thu hồi là không dễ và sự hài lòng cũng chỉ là tương đối. Bởi người dân thường muốn bồi thường với mức cao, có khi lên đến cả 1 tỉ đồng/m2, trong khi mức bồi thường phải theo quy định. Đề xuất để cơ quan tài phán hành chính giải quyết khiếu nại về đất đai như Ngân hàng Thế giới, theo tôi là hợp lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có cơ quan tài phán hành chính. Để làm được việc này, cần phải có lộ trình, nhất là sự chuẩn bị về cán bộ. Ông PHẠM VĂN VÂN,
|