Mới đây, công ty bất động sản toàn cầu Jones Lang LaSalle (JLL) đã công bố kết quả cuộc khảo sát về giá bất động sản bán lẻ và bất động sản công nghiệp trong 10 năm qua. Theo đó, chỉ tính riêng tại Mỹ, thị trường bất động sản hàng đầu thế giới, hai phân khúc này đã có sự chênh lệch nhất định.
Theo JLL, từ năm 2011 đến năm 2021, giá thuê các mặt bằng và không gian bán lẻ đã tăng 19,6%. Trong khi đó, cùng khoảng thời gian trên, giá thuê bất động sản công nghiệp lại tăng tới 57,1%, tỷ lệ cao hơn hẳn so với bất động sản bán lẻ. Việc giá thuê bất động sản công nghiệp tăng cao đã thu hẹp khoảng cách giữa hai phân khúc này.
Trước đó, bán lẻ cùng với phân khúc nhà ở, văn phòng và khách sạn được coi là những thị trường cốt lõi của lĩnh vực bất động sản. Mặc dù vậy, sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử và việc đại dịch Covid-19 bùng phát đã nâng tầm giá trị của một vài phân khúc như công nghiệp hay hậu cần.
Các chuyên gia của JLL dự đoán rằng giá thuê bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục tăng lên và khoảng cách giữa hai thị trường này sẽ được thu hẹp trong những năm tới.
Việc ngày càng có nhiều nhà đầu tư tập trung khai thác phân khúc bất động sản công nghiệp khiến tỷ lệ trống của thị trường này thấp hơn, qua đó gia tăng tỷ lệ cạnh tranh. JLL cho rằng hai yếu tố bao gồm các nguồn cung mới và tỷ lệ cạnh tranh cao sẽ giúp giá thuê bất động sản công nghiệp tăng đều trong những năm tiếp theo.
Như đã đề cập, một yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng đến sự chênh lệch giữa bất động sản bán lẻ và công nghiệp là ngành thương mại điện tử.
JLL cho biết doanh số bán hàng thương mại điện tử đã chiếm 15% tổng doanh số của lĩnh vực bán lẻ trong bốn tháng đầu năm 2021. Đây chính là tỷ lệ cao nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của ngành bán lẻ. Trước đó, tỷ lệ cao nhất từng được ghi nhận là 10,9% vào năm 2019. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành bán lẻ, vốn đã chịu quá nhiều ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trong suốt năm vừa qua.
Khi nhu cầu về thương mại điện tử tiếp tục tăng cao, các công ty sẽ cần nhiều không gian phân phối hơn nhằm tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau. Như cách JLL đã giải thích, điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
-
Nhà đầu tư toàn cầu hướng về thị trường bất động sản châu Á
CafeLand - Sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư quốc tế và khu vực là sự đảm bảo rằng nhu cầu đối với thị trường bất động sản châu Á vẫn sẽ mạnh mẽ trong những tháng tới.
-
Vì sao nên đầu tư bất động sản ngay bây giờ?
CafeLand - Ngành bất động sản đã xuất hiện từ rất lâu và giá trị của nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Chắc chắn, bất động sản là một trong những khoản đầu tư có khả năng đem lại các khoản lợi nhuận lớn nhất.
-
Cơn sốt mua nhà tràn vào các thành phố lớn tại châu Á
CafeLand - Seoul, Singapore, Tokyo, Thượng Hải và Đài Bắc chứng kiến giá nhà tăng vọt, bất chấp khủng hoảng kinh tế, nguy cơ bong bóng và những cảnh báo về nợ xấu của chính phủ.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).