IMF dự báo GDP toàn cầu có thể tăng thêm khoảng 0,5 điểm phần trăm trong thời gian 2015-2016, nhờ “vàng đen” giảm giá.
IMF nhận định hoạt động sản xuất dầu mỏ tăng nhanh hơn, trong khi nhu cầu tiêu thụ yếu, là yếu tố khiến giá dầu mỏ giảm 50% trong giai đoạn từ giữa năm 2014 đến đầu năm 2015.
Bên cạnh đó, dòng vốn đổ vào lĩnh vực dầu mỏ gia tăng những năm gần đây cũng làm cho mặt hàng này hay biến động, đồng thời gây khó khăn cho việc tìm ra những bằng chứng rõ ràng về hoạt động tích trữ đầu cơ của một số đối tượng.
IMF dự báo tình trạng hạ giá của dầu thô có thể kéo dài trong trung hạn. Riêng đối với giá dầu Brent, IMF cho rằng giá mặt hàng này có thể sẽ tăng từ khoảng trên 50 USD/thùng hiện nay lên 75 USD/thùng vào năm 2020.
Mặc dù đưa ra những nhận định tích cực về sự xuống giá của dầu mỏ, nhưng IMF lưu ý rằng những “cú sốc” khác, như tốc độ tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, vẫn tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới.
Tuần trước, IMF đã hạ dự báo nhịp độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 3,5% xuống 3,3% trong năm nay và giữ nguyên mức dự báo tăng 3,8% trong năm 2016./.








-
Cách Trung Quốc “gia cố” nền kinh tế ứng phó thuế quan
Lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra cách tiếp cận đa hướng cho doanh nghiệp gặp khó khăn với hàng loạt áp lực bên trong và bên ngoài.
-
Trung Quốc cân nhắc miễn thuế một số mặt hàng của Hoa Kỳ
Trung Quốc đang cân nhắc miễn một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ khỏi mức thuế 125% và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp danh sách các mặt hàng đủ điều kiện để thực hiện điều này.
-
Chứng khoán phái sinh: ‘Cuộc chơi’ không dành cho các tay mơ
Từ đầu năm 2024 đến tháng 2/2025, tỷ lệ giao dịch của nhóm nước ngoài và tự doanh chỉ chiếm rất thấp trên thị trường chứng khoán phái sinh, xấp xỉ ngưỡng gần 5% đến 6%. Phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước....