Công ty dữ liệu bất động sản Realfin có trụ sở tại London mới đây đã công bố Báo cáo tình trạng thị trường bất động sản toàn cầu quý I/2023. Theo đó, số lượng quỹ đầu tư bất động sản tư nhân gây quỹ thành công trong ba tháng đầu năm đã giảm 43,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số 10 thương vụ huy động vốn lớn nhất cho lĩnh vực bất động sản của các quỹ đầu tư tư nhân được hoàn thành trong quý I, chỉ có duy nhất một quỹ nhắm vào thị trường châu Á – Thái Bình Dương, đó là Quỹ Tài sản Cơ sở hạ tầng Kinh tế Mới của Tập đoàn DNE tập trung vào các cơ hội ở Trung Quốc. Con số này ít hơn nhiều so với những quý trước.
Realfin cho biết: “Các nhà đầu tư đã tỏ ra thận trọng hơn trong các quyết định của mình khi sự không chắc chắn và rủi ro tăng lên. Trong bối cảnh hiện tại, các quyết định sẽ được đưa ra sau khi giới đầu tư tính toán kỹ các yếu tố”.
Sức mạnh của khu vực Bắc Mỹ
Thị trường Bắc Mỹ là nơi được nhiều quỹ đầu tư bất động sản tư nhân nhắm đến nhất khi thực hiện huy động vốn trong quý I, chiếm 54,6%. Đứng ở các vị trí tiếp theo lần lượt là châu Âu (32,1%), châu Á – Thái Bình Dương (11,1%), và phần còn lại của thế giới (2,2%).
Một trong những thương vụ huy động vốn cho bất động sản có quy mô lớn nhất được được thực hiện vào phút chót trong quý I thuộc về Bridge Multifamily Fund V của Tập đoàn đầu tư Bridge có trụ sở tại Mỹ, một phương tiện giá trị gia tăng nhắm mục tiêu đến các bất động sản dân cư ở Bắc Mỹ. Mục tiêu ban đầu của quỹ này là huy động 2 tỷ USD, song khi đóng quỹ, con số này đã vượt quá mục tiêu tới 260 triệu USD.
Tristan Capital Partners có trụ sở tại Vương quốc Anh đã đóng quỹ đầu tư có giá trị 2,15 tỷ USD. Dù vậy, con số này chưa đạt được mục tiêu ban đầu đề ra khi gây quỹ là 2,81 tỷ USD. Trong khi đó, Artemis Real Estate Partners có trụ sở tại Mỹ đã gây quỹ thành công 1,9 tỷ USD cho Quỹ đối tác bất động sản Artemis IV, một quỹ đầu tư khác nhắm vào thị trường bất động sản tại Bắc Mỹ.
Tập đoàn DNE của Trung Quốc đã hoàn tất các cam kết trị giá 871 triệu USD cho quỹ trong nước để theo đuổi các cơ hội đầu tư vào tài sản cơ sở hạ tầng kinh tế mới tại các trung tâm kinh tế trọng điểm.
Tâm lý chờ đợi
Realfin trước đây đã lập luận rằng việc huy động vốn có thể sẽ bị kìm hãm cho đến khi các nhà đầu tư tin rằng làn sóng tăng lãi suất sắp kết thúc. Báo cáo cho biết: “Hầu hết nhà đầu tư dường như ủng hộ việc ra quyết định chậm hơn trong bối cảnh hiện tại để chờ đợi những diễn biến mới nhất của làn sóng tăng lãi suất”.
Theo phân khúc, thị trường nhà ở là phân khúc được nhiều quỹ đầu tư bất động sản tư nhân nhắm đến nhất trong quý I với tỷ lệ 19%. Đứng ở các vị trí tiếp theo lần lượt là văn phòng (18%), công nghiệp (18%) và bán lẻ (14%), trong khi chiếm tỷ lệ ít hơn là khách sạn (9%) và hỗn hợp (8%).
Realfin cho biết, mặc dù có rất nhiều sự không chắc chắn và rủi ro, nhưng các nhà đầu tư đang tìm cách tăng hoặc duy trì phân bổ vốn đầu tư cho bất động sản, với tỷ lệ đã tăng từ 10,1% lên 10,9%.
-
Nhà đầu tư châu Á trở thành nguồn vốn chính cho bất động sản toàn cầu
Theo khảo sát huy động vốn mới nhất của các hiệp hội bất động sản, các nhà đầu tư tại châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nguồn vốn chính cho thị trường bất động sản toàn cầu khi các quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm châu Âu rút khỏi thị trường.
-
Quá trình phục hồi trên thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương, nhưng ở đó, vẫn tồn tại rủi ro tại một số quốc gia nhất định, cho thấy nhiều thị trường vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi sự lao dốc.
-
Thị trường vốn bất động sản châu Á năm 2023: Tài sản thay thế tại Trung Quốc hút vốn đầu tư
Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương sẽ thu hút thêm các khoản đầu tư trong nửa đầu năm 2023, nhưng mức độ thu hút vốn sẽ có sự khác nhau giữa từng quốc gia.
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...