Những góc phố cổ Phố Hiến.
Phố Hiến xưa từng đi vào thơ ca
Gắn liền với câu ca “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, vùng đất này từng là trung tâm giao thương phồn thịnh bậc nhất nước ta thời xưa. Trong thế kỷ 16-17, Phố Hiến đón tàu thuyền từ 12 quốc gia như Nhật, Trung Quốc, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp… ghé lại buôn bán, tạo nên một thương cảng quốc tế náo nhiệt ven sông Hồng.
Không chỉ là đầu mối kinh tế, nơi đây còn là giao lộ văn hóa Đông – Tây, thể hiện rõ qua hệ thống kiến trúc đa dạng: chùa Chuông, đền Mẫu, đình An Vũ, hội quán Đông Đô Quảng Hội, nhà thờ Thiên Chúa Giáo... Những công trình còn sót lại hiện đang đối mặt với nguy cơ mai một do thời gian và quá trình đô thị hóa nhanh.
UBND tỉnh Hưng Yên bảo tồn, phục dựng Phố Hiến, vừa lưu giữ hồn cốt văn hóa, vừa tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - du lịch bền vững.
Định hình một không gian di sản
Theo đề án, giai đoạn 2025 – 2035, tỉnh sẽ phục dựng toàn diện thương cảng Phố Hiến xưa trên quy mô gần 1.709 ha, bao gồm 4 phân khu chủ đạo:
Phân khu “Phục Hiến” (399,3 ha): tái hiện thương cảng cổ kết hợp không gian đi bộ đa văn hóa và kinh tế đêm.
Phân khu “Lễ hội” (427,5 ha): trung tâm tổ chức các lễ hội truyền thống, hội nghị khu vực và quốc tế.
Phân khu Dịch vụ - Biểu diễn thực cảnh (467 ha): nơi trình diễn nghệ thuật, ẩm thực đặc sản và không gian du lịch trải nghiệm.
Phân khu sinh thái ven sông Hồng (415,1 ha): phục vụ nghỉ dưỡng, giáo dục sinh thái và du lịch nông nghiệp.
Điểm nhấn đặc biệt là kế hoạch phục dựng thương cảng Xích Đằng – biểu tượng giao thương một thời – cùng đội hình 100 thuyền gỗ cổ hai tầng và 4.000 thuyền chèo tay tái hiện cảnh buôn bán trên sông xưa, phục vụ các tour du lịch đường thủy.
Từ điểm đến di sản đến động lực tăng trưởng
UBND tỉnh Hưng Yên kỳ vọng, khi hoàn thành, dự án sẽ tạo việc làm ổn định cho ít nhất 10.000 lao động, đồng thời đóng góp nguồn thu bền vững từ dịch vụ, thương mại và du lịch. Xa hơn, Phố Hiến sẽ được đề xuất UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, góp phần đưa Hưng Yên lên bản đồ du lịch quốc tế, sánh vai với Huế, Hội An hay Ninh Bình.
Liên quan đề án, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 2844 giao Bộ VH-TTDL chủ trì cùng các bộ ngành liên quan nghiên cứu kỹ đề xuất. Đến ngày 13/4, Thứ trưởng Bộ VH-TTDL Hoàng Đạo Cương tiếp tục ký văn bản yêu cầu các đơn vị nhanh chóng cho ý kiến về các vấn đề then chốt như vốn đầu tư, giải phóng mặt bằng, ưu đãi thu hút đầu tư, chống ngập lụt, bảo vệ môi trường...
-
Phương án xây “siêu cầu” 12.000 tỷ nối Hà Nội – Hưng Yên
Một cây cầu cấp đặc biệt, chiều dài hơn 7km, rộng tới 33m, với mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng – Cầu Ngọc Hồi đang được kỳ vọng sẽ trở thành “đòn bẩy vàng” cho phát triển liên vùng giữa Hà Nội và Hưng Yên.
-
Hy hữu: Một khách hàng ở Hưng Yên trả nhầm gần 5 tỷ đồng/m2 trong phiên đấu giá đất
Một tình huống hy hữu vừa xảy ra tại phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở xã Nhật Tân (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) sáng 6/4, khi một người dân địa phương bất ngờ trả mức giá không tưởng: 4,92 tỷ đồng/m2 – gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.
-
Dự án đầu tư xây dựng Phân khu A - Khu đô thị phía Bắc Quốc lộ 5 thuộc Khu đô thị Phố Nối, trước đây do công ty con của Hòa Phát làm chủ đầu tư, sẽ được đấu thầu lại để lựa chọn chủ đầu tư mới.



-
Hưng Yên đấu thầu quốc tế chọn lại nhà đầu tư cho siêu đô thị gần 35.000 tỷ đồng
Một siêu dự án đô thị với tổng vốn đầu tư gần 35.000 tỷ đồng đang được Hưng Yên mời gọi đầu tư thông qua đấu thầu rộng rãi quốc tế.
-
Tỉnh cạnh Hà Nội sắp đấu giá 133 lô đất, giá khởi điểm từ 13 triệu đồng/m2
Tháng 5 tới, 133 lô đất ở các huyện Yên Mỹ, Văn Lâm và TP Hưng Yên – tỉnh sát vách Hà Nội được đưa ra đấu giá quyền sử dụng. Mức giá khởi điểm dao động từ 13,7 triệu đến 30 triệu đồng/m2....
-
Kinh Bắc City (KBC) công bố tham gia đầu tư dự án Khu phức hợp đô thị, sinh thái Khoái Châu
Ngày 24/4/2025, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã chứng khoán: KBC) đã công bố thông tin bất thường gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM và các cổ đông....