Một góc khu nhà ở Pruksa Hoàng Huy tại phường An Đồng, quận An Dương. Ảnh: Hoàng Phước
Tiềm năng phát triển lớn
Việc hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương thành lập thành phố Hải Phòng mới được Trung ương cân nhắc kỹ trên cơ sở có liên kết kinh tế chặt chẽ, với mục tiêu hình thành các trung tâm tăng trưởng mạnh và bền vững hơn. Hải Phòng có vị trí là trung tâm cảng biển quốc tế, cửa ngõ giao thương quan trọng của miền Bắc, đang sở hữu hạ tầng logistics hiện đại và tốc độ đô thị hóa cao. Trong khi đó, Hải Dương là địa phương liền kề có nền công nghiệp chế biến chế tạo phát triển, lực lượng lao động dồi dào và đóng vai trò là trung tâm cung ứng công nghiệp phụ trợ cho cả khu vực đồng bằng sông Hồng. Việc hợp nhất Hải Phòng và Hải Dương sẽ tạo nên một siêu đô thị hiện đại, đưa quy mô kinh tế của thành phố Hải Phòng mới vào top 3 cả nước với nhiều cơ hội tăng trưởng mới mở ra, trong đó có thị trường bất động sản được dự báo sẽ tăng trưởng đồng đều ở tất cả các phân khúc từ đất nền, bất động sản công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đến các khu đô thị mới…
Điều đó có thể thấy rõ qua các chỉ số phát triển: Tổng GRDP năm 2024 của Hải Phòng và Hải Dương đạt 658.381 tỷ đồng, xếp thứ 3/34 tỉnh, thành phố, chỉ sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy sức bật vượt trội của nền kinh tế, kéo theo nhu cầu lớn về đất phát triển khu công nghiệp, hạ tầng logistics, đô thị hóa và dịch vụ. Thu ngân sách năm 2023 của hai địa phương đạt 125.501 tỷ đồng, đứng thứ 3 cả nước, là nguồn lực mạnh mẽ tăng tốc đầu tư hạ tầng, phát triển đô thị. Theo quy hoạch khu, cụm công nghiệp đến năm 2030, Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất có 46 khu công nghiệp với tổng diện tích lên tới 11.763 ha, xếp thứ 5 cả nước; 76 cụm công nghiệp với diện tích hơn 3.858 ha. Điều này tạo ra nhu cầu lớn về bất động sản công nghiệp, logistics, dịch vụ thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân…
Theo thống kê sơ bộ, sau hợp nhất, thành phố Hải Phòng mới trở thành đô thị đông dân thứ 4 cả nước, sở hữu gần 2 triệu lao động từ trên 15 tuổi. Riêng Hải Phòng hiện nay mật độ dân số cao thứ 3 cả nước, cho thấy tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ và nhu cầu cao về hạ tầng xã hội. Từ đây đặt ra yêu cầu cấp thiết và cũng tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển các khu đô thị mới, các khu nhà ở tại các khu vực tập trung các khu, cụm công nghiệp, vùng giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố hiện nay.
Nhiều cơ hội trong tương lai gần
Tiềm năng mở ra đối với thị trường bất động sản sau hợp nhất hai địa phương rất lớn. Thậm chí, ngay từ khi có thông tin đến thống nhất chủ trương và hai địa phương đang bắt tay vào triển khai nhiều nhiệm vụ chuẩn bị cho việc hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương, thị trường bất động sản tại nhiều khu vực bắt đầu “nổi sóng”. Trong đó, thành phố Thủy Nguyên - nơi được chọn đặt Trung tâm Chính trị - Hành chính của thành phố Hải Phòng mới, 2 tháng gần đây giá đất tăng mạnh. Các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, các khu đô thị đang và chuẩn bị đầu tư xây dựng tại đây thu hút khá đông khách hàng quan tâm, tìm hiểu thông tin. Bên cạnh đó, tại các địa bàn giáp ranh nơi 5 tuyến kết nối chính giữa hai địa phương đi qua như: xã Bát Trang (huyện An Lão), quận An Dương thuộc Hải Phòng và huyện Thanh Hà, Kinh Môn thuộc tỉnh Hải Dương, giá đất và nhà ở cũng tăng đáng kể.
Có thể thấy, ngoài mục tiêu “lướt sóng” đầu tư kiếm lợi nhuận, thị trường bất động sản tại các khu vực này trở lên “sôi động” hơn khi hợp nhất Hải Phòng và Hải Dương là hoàn toàn có cơ sở. Tại cuộc họp ngày 8-5- 2025 giữa lãnh đạo hai địa phương, đại diện lãnh đạo tỉnh Hải Dương đề nghị Hải Phòng đầu tư mở rộng đoạn đường từ cầu Dinh về trung tâm thành phố Thủy Nguyên. Cùng với đó, hai bên nghiên cứu, cho ý kiến về việc xây dựng tuyến đường trục kết nối Hải Dương - Hải Phòng chiều dài khoảng 23,5 km theo hướng hiện đại, tổ chức giao thông thuận lợi và khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên.
Đây mới là những bước đầu mang tính nền tảng về giao thông kết nối khi hợp nhất hai địa phương nhưng đã có tác động mạnh tới thị trường bất động sản tại các khu vực này. Điều đó càng khẳng định tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai của thị trường bất động sản khi sau hợp nhất, thế mạnh của hai địa phương được cộng hưởng, tạo ra giá trị tăng trưởng vượt trội.
-
Bất động sản Hải Phòng thay đổi ra sao sau những cây cầu?
Những nhịp cầu bắc qua sông Cấm không chỉ rút ngắn khoảng cách địa lý mà còn mở rộng biên độ phát triển đô thị, kích hoạt làn sóng đầu tư bất động sản ở Hải Phòng.
-
Hải Phòng sắp có thêm khu nhà ở gần 2.900 tỷ đồng
UBND thành phố Hải Phòng mới đây đã ban hành quyết định giao hơn 1,36 ha đất tại phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân cho Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Dương Kinh để triển khai dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tại phường Vĩnh Niệm.
-
Singapore tìm cơ hội đầu tư sâu hơn vào Hải Phòng
Chiều 20/5, lãnh đạo thành phố Hải Phòng tiếp Đoàn công tác cấp cao từ Bộ Công Thương Singapore, do bà Wong Yoke Hui – Giám đốc Vụ Đông Nam Á và Châu Đại Dương dẫn đầu.








-
Chấp thuận đầu tư 4 bến cảng gần 25.000 tỷ đồng tại Hải Phòng
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng bốn bến cảng container tại khu bến Lạch Huyện, TP Hải Phòng, với tổng vốn gần 24.850 tỷ đồng.
-
Hải Phòng duyệt đầu tư khu đô thị hơn 2.680 tỷ đồng
UBND TP. Hải Phòng vừa chính thức chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Đông Sơn – Hòa Bình với tổng vốn hơn 2.687 tỷ đồng.
-
Hải Phòng: Nâng tầm chuỗi cung ứng khu công nghiệp, đón “đại bàng” FDI
Theo quy hoạch đến năm 2030, sau sáp nhập với Hải Dương, Hải Phòng sẽ có 46 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 12 nghìn ha.