Không chỉ nổi tiếng với cảng biển sôi động và khu công nghiệp hiện đại, Hải Phòng còn được biết đến như “thành phố của những cây cầu”, nơi những nhịp nối không chỉ vượt qua dòng nước, mà còn bắc nhịp cho khát vọng phát triển đô thị, kinh tế và đời sống người dân.
Trong bức tranh ấy, những cây cầu bắc qua sông Cấm như: Kiền, Bính, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Gia, Bạch Đằng và sắp tới là cầu Nguyễn Trãi... không chỉ đóng vai trò là huyết mạch giao thông, mà còn là những biểu tượng kiến trúc hiện đại, phản ánh tầm nhìn quy hoạch và nỗ lực chuyển mình không ngừng của thành phố Cảng.
Những cây cầu đổi thay vùng đất Thủy Nguyên
Ngược dòng thời gian, cầu Kiền là cây cầu đầu tiên vượt sông Cấm, đưa vào sử dụng năm 2003. Cầu Kiền dài 1.186 m, rộng 16,7 m, với tổng mức đầu tư hơn 1.220 tỷ đồng đánh dấu bước ngoặt mở lối giao thương trên quốc lộ 10, kết nối Hải Phòng với các tỉnh phía Bắc.
Cầu Bính với hai tháp cầu cao hơn 100m và thiết kế dây văng hiện đại.
Hai năm sau, cầu Bính với hai tháp cầu cao hơn 100m và thiết kế dây văng hiện đại chính thức khánh thành. Cầu Bính từng được vinh danh là một trong 10 cây cầu đẹp nhất Việt Nam.
Thế hệ cầu mới tiếp nối, tiêu biểu là cầu Hoàng Văn Thụ – hình tượng “cánh chim biển” giữa lòng thành phố, đưa vào sử dụng năm 2020. Dự án có chiều dài hơn 1,5km, tổng mức đầu tư khoảng 2.173 tỷ đồng đã rút ngắn khoảng cách giữa trung tâm thành phố và khu vực phía Bắc, thúc đẩy sự phát triển của các khu đô thị mới.
Ông Trần Văn Ba, một người dân sinh sống tại ngoại thành Hải Phòng chia sẻ, mỗi chiều dắt xe lên cầu ngắm nhìn dòng người tấp nập, là lúc ký ức và hiện thực giao hòa. “Phà Bính đã lùi vào quá khứ, giờ đây người dân đôi bờ đi lại thuận tiện, kinh tế cũng khởi sắc, đất đai lên giá. Cây cầu này là nhịp nối cho bao hy vọng mới”, ông chia sẻ.
Mới đây, cầu Hoàng Gia – công trình hợp lực giữa Vingroup và thành phố cũng đã hợp long vào tháng 3/2025. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, chiều dài gần 2,2km, nối trung tâm Hải Phòng với đảo Vũ Yên, dự kiến thông xe kỹ thuật cuối tháng 5 và chính thức vận hành từ tháng 8/2025.
Cuối năm ngoái, Hải Phòng chính thức khởi công cầu Nguyễn Trãi với tổng vốn đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng. Đây là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Cấm nối quận Ngô Quyền với huyện Thủy Nguyên
Bất động sản Hải Phòng đang diễn biến ra sao?
Không chỉ thay đổi diện mạo đô thị, những cây cầu vượt sông Cấm đã trực tiếp tác động tới giá trị bất động sản khu vực.
Cầu Hoàng Văn Thụ – hình tượng “cánh chim biển” giữa lòng thành phố được đưa vào sử dụng năm 2020.
Theo dữ liệu từ một đơn vị phân phối bất động sản, giá đất nền tại Thủy Nguyên hiện dao động từ 18 – 20 triệu đồng/m2, tăng khoảng 40 – 50% so với thời điểm 5 năm trước, khi cầu Hoàng Văn Thụ còn đang thi công. Đặc biệt, tại khu vực đảo Vũ Yên, nơi cầu Hoàng Gia đang hiện hữu, các dự án như Vinhomes Royal Island ghi nhận mức giá chào bán từ 120 – 140 triệu đồng/m2, ngang ngửa các khu đô thị ven sông tại Hà Nội hay TP.HCM.
Còn theo báo cáo của CBRE Việt Nam, giá đất tại khu vực Thủy Nguyên đã tăng trung bình 30-50% trong vòng 5 năm qua, đặc biệt là sau khi cầu Hoàng Văn Thụ và cầu Bính được đưa vào sử dụng.
Không chỉ các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư cá nhân và người dân địa phương cũng đẩy mạnh chuyển hướng về Thủy Nguyên, nơi được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm hành chính mới.
Báo cáo mới nhất từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) ghi nhận, thị trường bất động sản Hải Phòng đang có những tín hiệu tích cực.
Trong quý 1/2025, Hải Phòng thu hút dòng tiền đầu tư từ Hà Nội và các tỉnh lân cận, với tỷ lệ hấp thụ dự án mới cao. Giá bất động sản tại thành phố tăng từ 5% đến 30% trong quý, đặc biệt tại các khu vực như Dương Kinh và Thủy Nguyên .
Đặc biệt, thông tin về việc sáp nhập Hải Dương vào Hải Phòng, đặt trung tâm hành chính tại Thủy Nguyên đã tạo nên cơn “sóng” đầu tư đất nền và nhà ở tại các dự án của Hải Phòng, thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư.
Thực tế cho thấy, Hải Phòng đang trở thành điểm đến hấp dẫn của loạt dự án bất động sản quy mô lớn, được đầu tư bởi những tập đoàn có tiềm lực hàng đầu cả nước.
Nổi bật trong số đó là Vinhomes Royal Island – siêu dự án đô thị sinh thái tọa lạc tại đảo Vũ Yên, do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư. Với kinh nghiệm và năng lực triển khai hàng loạt đại đô thị trên toàn quốc như Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Grand Park…, Vingroup định hướng biến đảo Vũ Yên thành tổ hợp đô thị - nghỉ dưỡng - giải trí đẳng cấp quốc tế, trở thành biểu tượng mới của Hải Phòng trong tương lai gần.
Cũng tại Thủy Nguyên, Công ty CP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy – một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn nhất miền Bắc, đang triển khai dự án Hoàng Huy New City trên trục đường Đỗ Mười. Doanh nghiệp này trước đó đã phát triển hàng loạt tổ hợp nhà ở quy mô tại Hải Phòng như Hoàng Huy Riverside, Hoàng Huy Commerce…, góp phần định hình diện mạo đô thị phía Bắc sông Cấm.
Khu vực phía Nam thành phố có dự án Dragon Ocean Đồ Sơn tại bán đảo Đồ Sơn, do Công ty CP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương làm chủ đầu tư. Với tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, dự án hướng tới xây dựng một “Phú Quốc thứ hai” của miền Bắc, tích hợp khu nghỉ dưỡng, quảng trường biển, sân golf và chuỗi khách sạn cao cấp ven biển.
Trong khi đó, tại huyện An Dương, Công ty CP Đầu tư Hồng Bàng – thành viên thuộc Tập đoàn Him Lam đang triển khai dự án Him Lam Central Park An Hồng, định hướng trở thành khu dân cư hiện đại với hệ sinh thái khép kín, phù hợp với xu hướng sống xanh, sống thông minh của cư dân đô thị mới.
Ngoài ra, UBND TP Hải Phòng đã thông qua chủ trương cho phép 5 nhà đầu tư lớn nghiên cứu và đề xuất đầu tư vào 7 dự án khu đô thị với tổng diện tích hơn 576 ha.
Sự hiện diện của các “ông lớn” bất động sản cùng quy hoạch bài bản đang đưa Hải Phòng vào đường đua trở thành đô thị đáng sống, đáng đầu tư hàng đầu khu vực phía Bắc.
-
Hải Phòng sắp có thêm khu nhà ở gần 2.900 tỷ đồng
UBND thành phố Hải Phòng mới đây đã ban hành quyết định giao hơn 1,36 ha đất tại phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân cho Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Dương Kinh để triển khai dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tại phường Vĩnh Niệm.
-
Singapore tìm cơ hội đầu tư sâu hơn vào Hải Phòng
Chiều 20/5, lãnh đạo thành phố Hải Phòng tiếp Đoàn công tác cấp cao từ Bộ Công Thương Singapore, do bà Wong Yoke Hui – Giám đốc Vụ Đông Nam Á và Châu Đại Dương dẫn đầu.
-
Chốt lịch khởi công “siêu dự án” đường sắt 8,3 tỷ USD nối Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng
Chiều tối 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm quốc gia lĩnh vực đường sắt đã chủ trì cuộc họp quan trọng và chính thức ấn định ngày khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025.








-
Ninh Bình mới duyệt quy hoạch khu công nghiệp hơn 180 ha
Với quy mô hơn 180 ha và tổng vốn đầu tư hơn 2.249 tỷ đồng, khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến mới của dòng vốn FDI.
-
Vì sao nhà ở xã hội vẫn “ế” dù nhu cầu bùng nổ?
Dù nhu cầu về nhà ở xã hội đang lớn hơn bao giờ hết, nhưng thực tế sau nhiều năm, cả nước mới chỉ hoàn thành được chưa đến 90.000 căn, và chỉ khoảng 1/3 trong số đó đã đưa vào sử dụng.
-
Bất động sản bước vào thời kỳ sàng lọc
Sau giai đoạn phát triển nóng và nhiều biến động, thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào một chu kỳ hoàn toàn mới. Đây không còn là cuộc chơi đại trà, mà là thời điểm thị trường bắt đầu sàng lọc, định hình lại những người chơi thật sự có khả ...