Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản toàn cầu. Trong số các khu vực, châu Á chính là nơi có sự phục hồi mạnh mẽ nhất và cũng là thị trường duy nhất không ghi nhận các khoản lỗ trong năm 2020 so với năm 2019.
Thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn là một nguồn cung giàu có cho những người hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Theo dữ liệu từ TradingPlatforms.com, sàn giao dịch trực tuyến có trụ sở tại Anh, 7 trong số 10 công ty bất động sản lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại châu Á, trong đó có 3 doanh nghiệp đang được đặt tại Hồng Kông. Bảng xếp hạng được TradingPlatform đưa ra dựa trên tổng tài sản của các doanh nghiệp tính đến thời điểm cuối năm 2020.
Châu Á chính là khu vực có đông dư cư nhất thế giới, chính vì vậy bất động sản luôn là một ngành nghề trọng tâm tại đây. Tính đến tháng 6 năm 2020, giá trị của các công ty trong lĩnh vực bất động sản niêm yết tại châu Á đạt mức 1.400 tỷ USD. Chỉ tính riêng 3 công ty có trụ sở tại Hồng Kông đã có tổng giá trị đạt mức hơn 200 tỷ USD. Lịch sự và tiềm năng phát triển đã biến châu Á thành một mỏ vàng để các công ty khai thác.
Công ty bất động sản Mitsubishi đến từ Nhật Bản, đơn vị lớn thứ tư trên thế giới, đang có tổng giá trị ở mức 54 tỷ USD. Ba công ty khác nằm trong danh sách top 10 bao gồm là GLP, Frasers Property và City Developments Limited với tổng tài sản lần lượt là 30,5 tỷ USD, 28,1 tỷ USD và $ 15,3 tỷ USD. Cả ba công ty kể trên đều có trụ sở chính đặt tại Singapore. Bên cạnh đó, những cái tên còn lại trong top 10 công ty bất động sản lớn nhất thế giới đều đến từ Mỹ, bao gồm Prologis (39,5 tỷ USD), WeWork (27 tỷ USD) và Marriott International (24,9 tỷ USD).
Năm 2020 là một năm khó khăn đối với ngành bất động sản. Do hậu quả của đại dịch Covid-19, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã ghi nhận mức sụt giảm 45% trên tổng khối lượng đầu tư. Mặc dù nền kinh tế Hồng Kông đang trên đà suy thoái với khoản lỗ lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, giá trị của Wheelock and Company Limited đã ghi nhận mức tăng đột biến 52% trong năm 2020.
Wheelock and Company là công ty bất động sản lớn nhất thế giới với tổng tài sản ước tính rơi vào khoảng 75,7 tỷ USD tính đến cuối tháng 2 năm 2021. Chủ tịch Peter Woo đã thực hiện chính sách tư nhân hóa công ty vào tháng 6 năm 2020 sau 57 năm là một công ty niêm yết đại chúng.
Động thái quan trọng này được Forbes đánh giá là một trong những yếu tố chính giúp Wheelock and Co. có sự tăng trưởng hoạt động mạnh mẽ vào năm 2020: "Ông Peter Woo đã có một bước đi quan trọng khi thực hiện chính sách cổ phần hóa công ty Wheelock & Co., nơi vốn đã hoạt động kinh doanh theo hình thức tập đoàn từ lâu. Đây được coi là một động thái an toàn khi lĩnh vực bất động sản đang suy thoái, việc cổ phần hóa mang lại cho ông Woo sự linh hoạt hơn khi đóng vai trò là cổ đông chính của công ty”.
Nhờ sự hiệu quả trong hoạt động của công ty, giá trị tài sản ròng cá nhân của Peter Woo đã tăng 47% lên 17 tỷ USD, đưa ông trở thành người giàu thứ 7 ở Hồng Kông.
-
CafeLand - Theo Cushman & Wakefield, công ty dịch vụ bất động sản toàn cầu, tổng mức đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại châu Á dự kiến sẽ đạt khoảng 165 tỷ USD trong năm 2021, bằng 90% so với năm 2019.
-
Có nên đầu tư vào bất động sản bằng Bitcoin?
CafeLand - Trong 1 năm qua, giá trị của đồng tiền điện tử Bitcoin đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong những tuần gần đây, giao dịch đã có những lúc lên tới 58.000 đô la mỗi bitcoin. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư vui mừng về loại tiền điện tử lớn nhất và phổ biến nhất.
-
CafeLand - Tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa hôm thứ Ba 2/3 đã phát biểu tại trụ sở chính của SpaceX ở Hawthorne, California rằng anh sẽ chọn tám thành viên của công chúng để tham gia chuyến du hành vòng quanh mặt trăng, dự kiến bay trên tên lửa Starship của SpaceX vào năm 2023.
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...