Ban quản lý dự án Thăng Long vừa gửi tờ trình với Bộ GTVT về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án thành phần 1 đoạn Dầu Giây – Phan Thiết giai đoạn 1 (thuộc dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương).
Theo phương án mới nhất, cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có điểm đầu (Km0) giao với Quốc lộ 1 tại Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc Tp.HCM - Long Thành – Dầu Giây, thuộc địa phận xã Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, cách ngã ba Dầu Giây khoảng 2,7km về phía Bắc (tại xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tại Km59+594, giao cắt với QL20 tại Km69+400, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 59,6km được đầu tư hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/h, trong đó phân kỳ giai đoạn 1 xây dựng với quy mô 4 làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17m), vận tốc khai thác 80km/h.
Đơn vị nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án theo hình thức PPP (loại hợp đồng BOT) có tổng vốn đầu tư hơn 6.600 tỉ đồng.
Nếu được phê duyệt, dự án sẽ tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư từ quý IV/2021 - quý I/2022; khởi công công trình vào quý IV/2022; hoàn thành công trình và đưa vào khai thác vào quý I/2025.
Theo kế hoạch trước đó, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200 km, được Bộ GTVT bàn bạc và thống nhất triển khai thành 3 giai đoạn đầu tư và xây dựng: Dầu Giây - Tân Phú; Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.
Giai đoạn 1: Đoạn Dầu Giây - Tân Phú chiều dài khoảng 60 km đi qua địa bàn của 4 huyện với tổng diện tích sử dụng đất 460ha bao gồm: huyện Thống Nhất (64 ha), huyện Xuân Lộc (16 ha), huyện Ðịnh Quán (160 ha) và nhiều nhất là huyện Tân Phú (220 ha).
Giai đoạn 2: Tiếp nối từ Tân Phú - Bảo Lộc với chiều dài 66km dự án đi qua 2 tỉnh Đồng Nai- Lâm Đồng, với tổng kinh phí xây dựng lên đến 17.000 tỉ đồng theo hình thức vay vốn từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo chỉ đạo từ Bộ giao thông vận tải.
Giai đoạn 3: Là đoạn cuối cùng của chuỗi cao tốc, được bắt đầu từ thành phố Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài 73km với tổng tiền đầu tư hơn 13.000 tỉ đồng, trong đó 3.000 tỉ là từ tiền hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước.
-
Năm 2019, khởi công cao tốc Dầu Giây – Liên Khương 65.000 tỷ đồng
Bộ GTVT đã có thông tin chính thức về việc triển khai thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Đồng Nai-Lâm Đồng trong năm nay. Với tổng chiều dài hơn 200km bắt đầu tại nút Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
-
Vụ xóa chữ trên biển báo cao tốc, Tập đoàn Sơn Hải tố hành vi phá hoại, đơn vị xóa chữ nói gì?
Trong khi Tập đoàn Sơn Hải cho rằng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là hành vi phá hoại thì đơn vị chỉ đạo xóa dòng chữ này đã có phản hồi giải thích lý do....
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được mở rộng lên 4 làn xe
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn....