Trong phiên 16-12, dòng tiền giao dịch cổ phiếu tăng vọt, lệnh mua - bán được được đặt ra liên tục gây áp lực quá tải lên hệ thống xử lý. Đóng cửa thị trường chứng khoán, thanh khoản đạt hơn 16.420 tỉ đồng.

Thị trường chứng khoán đóng cửa ngày 17-12-2020 với thanh khoản khủng, hơn 16.420 tỉ đồng - Ảnh: Bông Mai

Vào gần cuối phiên giao dịch hôm nay, nhiều nhà đầu tư gặp phải tình trạng xuất hiện lỗi không chuyển được lệnh giao dịch lên sàn HOSE, mức độ khớp lệnh, xử lý lệnh bị chậm.

Trao đổi nhanh với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thế Minh (giám đốc phân tích đầu tư, Công ty chứng khoán Yuanta, nhận định lỗi giao dịch vừa xảy ra có thể đến từ việc: "lệnh đặt giao dịch dồn dập, thanh khoản tăng mạnh, hệ thống xử lý của Sở Giao dịch và cả công ty chứng khoán bị quá tải, đuối".

Thông tin Mỹ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ vừa mới công bố được cho là một trong những nguyên nhân chính của diễn biến đi xuống của thị trường chứng khoán trong ngày.

Theo ông Minh, việc này khiến nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng tâm lý vì trong phiên giảm hôm nay, nhiều nhà đầu tư lo lắng nếu không bán được với giá cao thì sang phiên sau sẽ bị mất cơ hội nếu giá cổ phiếu giảm nữa.

Theo quan sát của nhiều chuyên gia chứng khoán, ngay từ tháng 11 thanh khoản thị trường tăng mạnh, liên tục đạt mức 10.000 tỉ đồng/phiên, hệ thống giao bắt đầu có dấu hiệu "đuối". Tuy nhiên, phiên hôm nay thanh khoản lại ở mức cao hơn.

"Muốn nhà đầu tư yên tâm, hệ thống giao dịch cần ổn định", ông Minh nói.

Giữa lúc hàng loạt nhà đầu tư bán ra, nhiều người cũng nhanh chóng tranh thủ cơ hội giá giảm để mua vào.

Phiên hôm nay có sự phân hóa khá rõ trong hệ thống các cổ phiếu nhóm ngân hàng. Trong khi cổ phiếu của Techcombank (TCB), VPbank (VPB), HDBank (HDB)... tăng khá tốt, thì các cổ phiếu của Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG), BIDV (BID) lại bị nhà đầu tư bán ra mạnh, gây nên sức ép kéo thị trường đi xuống.

Song song đó, bộ ba cổ phiếu họ Vin gồm Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE), Vingroup (VIC) cũng bị rớt giá mạnh.

Thêm vào đó, nhà đầu tư cũng rút tiền ra khỏi cổ phiếu của PetroVietnam Gas (GAS), Petrolimex (PLX), Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Vinamilk (VNM), Vietjet Air (VJC)...

Đóng cửa, VN-Index rớt 15,22 điểm (-1,43%) xuống 1.051,77 điểm. Thanh khoản giao dịch vượt mức 14.531 tỉ đồng. Mã giảm giá áp đảo gần gấp đôi số mã tăng giá.

Phần rổ VN30 giảm 12,77 điểm (-1,24%) với 22/30 mã chứng khoán rớt giá. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.691 tỉ đồng.

Đôi lập, trải qua giằng co khá mạnh, nhưng cả sàn HNX và rổ HNX30 đều giữ được sắc xanh, tăng lần lượt 0,39 điểm (+0,23%) lên 172 điểm và 0,8 điểm (+0,28%) lên 285,61 điểm.

Dựa vào lĩnh vực kinh doanh, ngành giảm giá mạnh xếp theo thứ tự tăng dần lần lượt là: bán buôn, dịch vụ lưu trú - ăn uống - giải trí, chăm sóc sức khoẻ, khai khoáng, sản phẩm cao su, thiết bị điện, vận tải - kho bãi, chứng khoán, thực phẩm - đồ uống, công nghệ - thông tin, sản xuất nhựa - hóa chất, tài chính khác, xây dựng, sản xuất phụ trợ, bán lẻ, bất động sản, tiện ích, bảo hiểm, chế biến thủy sản, vật liệu xây dựng, nông - lâm - ngư, ngân hàng.

Các nhóm dịch vụ tư vấn - hỗ trợ, sản xuất gia dụng, sản xuất thiết bị - máy móc vẫn giữ được đà tăng.

Trong ngày khối ngoại bán ròng hơn 779 tỉ đồng.

Chủ đề: Kinh tế Việt Nam,
Bông Mai (Tuổi Trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Quý 1/2024, Việt Nam xuất siêu 8,08 tỷ USD

    Quý 1/2024, Việt Nam xuất siêu 8,08 tỷ USD

    Trong quý 1/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD, theo số liệu của Tổng cục Thống kê...

  • GDP quý 1 ước tăng 5,66%, cao nhất 4 năm qua

    GDP quý 1 ước tăng 5,66%, cao nhất 4 năm qua

    Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm 2020-2023.

  • Thái Lan mong muốn trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam

    Thái Lan mong muốn trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam

    Khẳng định tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, nhất là về thương mại, đầu tư, Thái Lan mong muốn trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.