CafeLand – Đây là mục tiêu được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt ra cho Sở Giao thông vận tải - Cơ quan chủ trì, đầu mối để triển khai thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cụ thể về tiến độ thực hiện, tỉnh đưa ra mục tiêu phấn đấu mốc thời gian thực hiện dự án hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025. Quản lý chặt chẽ tiến độ, phối hợp với các địa phương, Bộ ngành liên quan tăng cường kết nối trao đổi thông tin; hàng tuần tổ chức làm việc trực tuyến để rà soát kết quả công tác, tổng hợp có báo cáo định kỳ tham mưu UBND tỉnh để kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Đồ họa: N.Khanh, Báo Tuổi Trẻ

Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho tỉnh để triển khai đầu tư các dự án để kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội.

Tham mưu, thực hiện các thủ tục theo quy định Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 122/TB-VPCP để báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh làm cơ quan có thẩm quyền.

Phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, TEDI rà soát, khẩn trương có văn bản thống nhất điểm đầu, điểm cuối và phạm vi các dự án thành phần làm cơ sở để giao cho địa phương làm cơ quan có thẩm quyền.

Khẩn trương làm việc với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, TEDI thống nhất phương án hướng tuyến, quy mô đầu tư giai đoạn 1 trên toàn tuyến theo hướng ưu tiên thực hiện theo quy mô quy hoạch đã được phê duyệt và bảo đảm tối thiểu 4 làn xe; nghiên cứu phương án kết nối giao thông giữa tuyến đường vành đai với các tuyến đường hiện hữu và các khu vực quy hoạch mới trên địa bàn tỉnh để bảo đảm kết nối với mạng đường địa phương thuận lợi, đồng bộ, tăng năng lực khai thác.

Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Phú Mỹ, UBND huyện Châu Đức rà soát việc quy hoạch sử dụng đất hai bên tuyến đường để tham mưu UBND cơ chế, phương án thu hồi đất, khai thác sử dụng quỹ đất.

Nghiên cứu mô hình, kinh nghiệm triển khai thực hiện đầu tư các dự án đường cao tốc theo phương án đối tác công tư đã được giao cho các địa phương là cơ quan có thẩm quyền (tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tiền Giang...) làm cơ sở tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện theo quy định.

Khẩn trương thực hiện, hoàn thành công tác bàn giao hồ sơ, tham mưu UBND tỉnh văn bản thống nhất phạm vi, hướng tuyến, quy mô và các nội dung liên quan khác của dự án trước ngày 17/6/2021.

Khẩn trương thực hiện, hoàn thiện các thủ tục để tham mưu UBND tỉnh văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao cơ quan có thẩm quyền trước ngày 24/6/2021.

Đường Vành đai 4 có chiều dài 198km, đi qua địa bàn các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM và Long An.

Mặt cắt ngang từ 6- 8 làn xe, tiêu chuẩn đường cao tốc, mức đầu tư sơ bộ khoảng 100.000 tỉ đồng.

Dự kiến chia làm 5 phân đoạn đầu tư, đoạn 1 (Phú Mỹ - Trảng Bom), dài 45,5km, kinh phí 21.000 tỉ đồng; đoạn 2 (Trảng Bom – Quốc lộ 13) dài 51,9km, kinh phí 24.000 tỉ đồng; đoạn 3 (Quốc lộ 13- Quốc lộ 22), dài 22,8km, kinh phí 11.000 tỉ đồng; đoạn 4 (Quốc lộ 22 – Bến Lức), dài 41,6km, kinh phí 23.000 tỉ đồng và đoạn 5 (Bến Lức – Hiệp Phước), dài 35,8km, kinh phí 20.000 tỉ đồng.

Ngoại đoạn 5 đã lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì các đoạn còn lại vẫn chưa nghiên cứu.

N.Đăng
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.