Tác động của thuế đối ứng 46% đến 3 khía cạnh kinh tế chính
Các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với thách thức lớn khi Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu, gây lo ngại về doanh thu và thị trường tiêu thụ.
Việt Nam chịu mức thuế đối ứng 46%, thuộc hàng cao nhất trong số hàng chục nền kinh tế bị áp thuế đối ứng theo sắc thuế do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào rạng sáng 3/4 theo giờ Việt Nam.
Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sắt thép các loại sang Mỹ đạt hơn 1,3 tỷ USD
Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán MB (MBS) cho biết, mức thuế đối ứng cao sẽ tác động tiêu cực lên 3 khía cạnh kinh tế chính.
Thứ nhất, thuế suất đối ứng cao làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng chủ chốt của Việt Nam vào thị trường Mỹ như máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, điện thoại, may mặc da giày… trong khi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp có mức thuế thấp hơn đáng kể như Trung Quốc (34%), Ấn Độ (26%); Thái Lan (37%)…
Thứ hai, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng là nước chịu mức thuế đối ứng cao nhất, điều sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI sản xuất đang dịch chuyển vào Việt Nam theo chiến lược Trung Quốc 1.
Thứ ba, tỷ giá sẽ chịu thêm sức ép do Việt Nam cần phải tăng cường nhập khẩu từ Mỹ nhằm thu hẹp thặng dư Thương mại với nước này.
Ngành sắt thép không chịu tác động bởi thuế đối ứng
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hàng hóa đạt 119,6 tỷ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm 2023. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ đạt 13 tỷ USD, tăng 7,3%. Như vậy, thặng dư thương mại Việt Nam - Mỹ ước đạt 106 tỷ USD, tăng hơn 26%.
Trong năm 2024, có 15 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, có 3 nhóm hàng áp đảo gồm máy tính và linh kiện với 23,2 tỷ USD (19,4%); máy móc thiết bị với 22 tỷ USD (18,5%) và dệt may với 16,2 tỷ (13,5%).
Những mặt hàng tiếp theo cũng có giá trị tương đối lớn so với phần còn lại gồm điện thoại với 9,8 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9 tỷ USD, giày dép đạt 8,3 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3,27 tỷ USD; sản phẩm từ chất dẻo đạt 3,08 tỷ USD; hàng thủy sản đạt 1,83 tỷ USD và túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù đạt 1,8 tỷ USD; sắt thép các loại đạt hơn 1,3 tỷ USD…
Đánh giá tác động của việc tăng thuế đối với 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, theo MBS Research, hiện mức thuế chi tiết chưa được công bố. Tuy nhiên, đơn vị này nhận định tác động đến các ngành nghề sản xuất sẽ khác nhau phụ thuộc vào tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ trong tổng giá trị xuất khẩu cũng như các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong cùng phân khúc.
MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng
MBS cho rằng các nhóm ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất.
Các nhóm ngành cao su, giấy, dây cáp điện… chịu tác động trung bình do tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ thấp.
Trong khi đó, nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng.
Đáng chú ý, một số mặt hàng có thể được bảo vệ nhờ các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ từ năm 2001, nhưng tác động tổng thể vẫn sẽ là thách thức lớn đối với nền kinh tế trong thời gian tới.
Theo chính sách thuế quan mới từ chính quyền Mỹ, các mặt hàng thép, nhôm, đồng và vàng sẽ bị loại ra khỏi thuế đối ứng. Nguyên nhân vì thép và nhôm đã chịu thuế theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại thì sẽ không phải chịu thuế đối ứng. Như vậy, mặt hàng thép chỉ chịu thuế 25% và mặt hàng nhôm là 10% theo Mục 232.
Trước đó, ngày 11/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm thép nhập khẩu. Động thái này nhằm bảo hộ các nhà sản xuất thép nội địa.
Đánh giá tác động của chính sách mới đến Hòa Phát, MBS cho rằng doanh nghiệp này sẽ không bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là các sản phẩm thép xây dựng và HRC hiện đang chịu mức thuế khoảng 33% - 36%, vốn đã cao hơn mức 25% vừa được áp dụng. Đồng thời, xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 3% tổng sản lượng của nhà sản xuất này.
Các doanh nghiệp tôn mạ nội địa có tỷ trọng xuất khẩu cao sang Mỹ như Tôn Đông Á (16%), Thép Nam Kim (13%) và Hoa Sen (9%) hiện đang phải chịu mức thuế trung bình 25%. Tuy nhiên, sắt thép không nằm trong danh sách áp thuế đối ứng của chính quyền Mỹ, do đó ngành thép không bị tác động bởi thuế đối ứng.
MBS nhận định, trong bối cảnh nhu cầu thép của Mỹ vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu (chiếm 51% tổng tiêu thụ), việc tìm kiếm nhà cung cấp mới sẽ cần thời gian.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tôn mạ Việt Nam hoàn toàn có thể giảm giá bán để duy trì thị phần, do biên lợi nhuận gộp vẫn đang ở mức ổn định 8-10%. Điều này có thể giúp sản lượng xuất khẩu duy trì, dù biên lợi nhuận gộp dự kiến giảm nhẹ.
-
Mỹ áp thuế Việt Nam 46%, nhà đầu tư bất động sản có rơi vào thế “phòng thủ”?
Quyết định bất ngờ của Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ tác động lớn đến Việt Nam. Đối với thị trường bất động sản, vấn đề thuế quan có thể sẽ tạo nên tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư.
-
Gần đây, truyền thông và dư luận đặc biệt quan tâm tới bảng thuế suất mà Nhà Trắng công bố, thường được gọi là "thuế đối ứng" (Reciprocal Tariffs). Những con số cao ngất ngưỡng như 46% với Việt Nam và mức cao khác một số nước, khiến nhiều người lo ngại rằng đây chính là mức thuế thực sự mà Mỹ có thể áp dụng vào hàng hóa nhập khẩu. Nhưng thực tế có phải như vậy không, hay đây chỉ là những con số mang tính lý thuyết hoặc chiến lược?
-
Việt Nam xuất khẩu 120 tỷ USD vào Mỹ năm 2024: Hàng Việt nào đang “được lòng” người tiêu dùng nhất?
Năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hàng hóa đạt 119,6 tỷ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ lực xuất sang thị trường này gồm giày dép, đồ gỗ nội thất, máy móc và thiết bị quang học.
-
Mỹ miễn trừ NHÔM, THÉP VÀ VÀNG khỏi thuế quan đối ứng
Thép và nhôm là nguyên liệu thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô đến máy rửa bát.








-
Mỹ miễn trừ NHÔM, THÉP VÀ VÀNG khỏi thuế quan đối ứng
Thép và nhôm là nguyên liệu thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô đến máy rửa bát.
-
TIN VUI cho các nhà sản xuất thép lớn trong nước sau quyết định của Bộ Công Thương
Từ ngày 1/4, một số sản phẩm thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời 15,67% đến 37,13%.
-
Container “made in Vietnam” có lọt vào tầm ngắm khi ông lớn logistics của châu Phi đặt mua hơn 2.100 chiếc?
Một công ty châu Phi vừa mở thầu mua 2.136 container, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương vụ này.