Theo đó, mức giá mới của Hòa Phát đối với thép cuộn cán nóng (HRC) cấp SAE1006/SS400 ở mức 21.160 đồng/kg (tương đương 920 USD/tấn tại thị trường miền Bắc và tại miền Nam sẽ có giá 924 USD/tấn, giá chưa bao gồm VAT.
Hòa Phát tăng giá thép cuộn cán nóng HRC thêm 10 USD/tấn cho các lô hàng từ tháng 6
Tại thị trường trong nước, các nhà máy sản xuất thép có thể gặp một số khó khăn trong việc bán các sản phẩm HRC của mình vì giá HRC của Trung Quốc đang giảm. Cụ thể, một lô hàng HRC SAE 1006 2mm trở lên của Trung Quốc hiện được chào giá 905 USD/tấn cfr tại Việt Nam, giảm từ 910 USD/tấn cfr vào tuần trước.
Tương tự, mức giá nhập khẩu lô hàng HRC có độ dày 2,3-3mm SAE 1006 từ Trung Quốc hiện có giá 890-895 USD/tấn cfr Việt Nam vào tuần trước. Theo đó, giá HRC của Trung Quốc ngày càng thấp hơn do nhu cầu nội địa ở Trung Quốc chậm lại.
Trước đó, Formosa Hà Tĩnh Steel cũng đã thông báo tăng giá nội địa đối với lô hàng không da SAE 1006 HRC giao tháng 6 thêm 20 USD/tấn lên 950 USD/tấn tại thị trường miền Bắc. Trong khi đó, tại miền Nam, mặt hàng này có giá là 955 USD/tấn.
Theo đó, mức giá HRC mới của Formosa Hà Tĩnh Steel đang cao hơn so với với thị trường nội địa, tuy nhiên, Formosa vẫn có thể đảm bảo bán hàng với các nhà máy trong nước bằng các đơn đặt hàng xuất khẩu mạ kẽm.
Được biết, nhu cầu HRC tại Việt Nam là 12 triệu tấn mỗi năm, tăng trưởng bình quân từ 10-20%. Cả Formosa và Hòa Phát có thể cung ứng cho thị trường khoảng trên 600.000 tấn/tháng, đáp ứng khoảng được khoảng 60%, còn lại 40% vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Thép cuộn cán nóng là sản phẩm công nghiệp có giá trị cao của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Khu liên hợp có sản lượng 5,6 triệu tấn/năm, trong đó có 2,6 triệu tấn phôi thép, và 3 triệu tấn HRC/năm.
Trong tháng 3 vừa qua, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 296.000 tấn thép cuộn cán nóng. Đây là mức sản lượng cao nhất từ khi Hòa Phát bắt đầu cung cấp HRC cho thị trường từ tháng 11/2020.
Hiện Tập đoàn Hòa Phát hiện đang đẩy mạnh triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, tập trung sản xuất thép cuộn cán nóng HRC với công suất 5,6 triệu tấn/năm. Dự kiến khi hoàn thành vào năm 2025, năng lực sản xuất thép của Hòa Phát đạt khoảng 14 triệu tấn/năm, trong đó có 8,6 triệu tấn HRC.
-
Doanh nghiệp thép: chi phí tăng, lợi nhuận giảm mạnh trong quý 1/2022
Chi phí đầu vào tăng cao là một những lý do khiến nhiều doanh nghiệp thép giảm lợi nhuận, thậm chí báo lỗ nặng trong quý 1/2022.








-
Nhìn lại thị trường thép quý 1/2025: Nội địa khởi sắc
Quý 1/2025, ngành thép Việt tăng tốc ở thị trường nội địa nhưng lại hụt hơi ở xuất khẩu. Lý do nằm ở đâu?
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam sau tuyên bố nhường sân chơi thép xây dựng cho doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp này cho biết thời gian tới sẽ tăng mạnh tỷ trọng thép chất lượng cao như thép làm tanh lốp, bố lốp ô tô, thép dập nguội, thép dự ứng lực, thép lò xo không hợp kim, thép làm cáp cẩu, thép làm đinh vít chính xác; thép phục vụ cho các ngành...
-
Giá thép trong nước ra sao sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế?
Thị trường thép đang nóng dần lên, không chỉ bởi nhu cầu xây dựng hồi phục mà còn vì quyết định quan trọng của Bộ Công Thương: áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc....