Lãi 1.448 tỷ đồng trong quý 2
Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát (mã chứng khoán HPG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023 với doanh thu giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 29.800 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ thép trong quý giảm. Lợi nhuận sau thuế ở mức 1.448 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ nhưng đã khả quan hơn nhiều so với mức lỗ lên đến hàng nghìn tỷ trong 2 quý cuối năm 2022.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp do ông Trần Đình Long làm Chủ tịch HĐQT ghi nhận 56.665 tỷ đồng doanh thu và hơn 1.830 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 30% và 85% so với cùng kỳ năm trước.
Hòa Phát của ông Trần Đình Long báo lãi sau thuế hơn 1.400 tỷ quý 2, giảm 64% so với cùng kỳ 2022
Được biết, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu năm 2023 tăng nhẹ lên 150.000 tỷ đồng, nhưng lãi sau thuế 8.000 tỷ đồng, giảm 5% so với năm trước. Như vậy sau nửa đầu năm, doanh nghiệp này mới chỉ đạt được 38% chỉ tiêu doanh thu và 23% kế hoạch lợi nhuận năm.
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, sản xuất thép và sản phẩm liên quan vẫn là hoạt động chủ lực, đóng góp phần lớn lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn.
Cụ thể, trong quý 2/2023, “anh cả” ngành thép đã sản xuất được 2,86 triệu tấn thép thô, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 2,9 triệu tấn, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau 6 tháng, bán hàng thép xây dựng đạt hơn 1,6 triệu tấn, giảm 30%. Bên cạnh thép thành phẩm, Hòa Phát cũng đã cung cấp 36.000 tấn phôi thép cho các nhà máy cán thép khác của Việt Nam.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 1,2 triệu tấn thép HRC, giảm 15%. Ống thép và tôn mạ các loại đạt sản lượng lần lượt 325.000 tấn và 175.000 tấn, giảm nhẹ so với sản lượng bán hàng 6 tháng đầu năm ngoái.
Hiện tại, doanh nghiệp được mệnh danh là “vua thép” có công suất sản xuất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm, dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép. Tuy nhiên, Chủ tịch Trần Đình Long khẳng định từ nay trở đi, Hòa Phát sẽ chuyển mạnh sang sản xuất thép chất lượng cao, đầu tư chiều sâu để sản xuất thép chế tạo, thép cho sản xuất ốc vít, dự ứng lực…
“Tất nhiên, chúng tôi vẫn làm những sản phẩm cơ bản như thép xây dựng tuy nhiên sẽ không quá chú trọng đầu tư nữa”, ông Long cho biết.
Các lĩnh vực hoạt động khác gồm nông nghiệp, bất động sản và điện máy gia dụng vẫn tiếp tục phát triển theo định hướng, kế hoạch đã đề ra.
Trong mảng nông nghiệp, Hòa Phát tổ chức sản xuất, chăn nuôi phù hợp với tình hình thị trường có nhiều biến động, nhất là chăn nuôi bò Úc. Trứng gà sạch Hòa Phát dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ tại phía Bắc với khoảng 900.000 quả/ngày.
Về mảng điện máy gia dụng, doanh nghiệp này đang triển khai mở rộng sản xuất, bán hàng đa kênh. Trong đó, doanh nghiệp này đã hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất tủ lạnh, tủ đông công suất 375.000 sản phẩm/năm tại khu công nghiệp Phú Mỹ II mở rộng.
Đối với mảng bất động sản, Hòa Phát đang tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các dự án bất động sản khu đô thị, đồng thời triển khai mở rộng Khu công nghiệp Yên Mỹ II. Hiện tổng quỹ đất khu công nghiệp được phê duyệt quy hoạch là hơn 1.133 ha.
Dồn lực cho Hòa Phát Dung Quất 2
Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2023 hồi tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Trần Đình Long nhấn mạnh Hoà Phát bước chân vào bất động sản không phải theo phong trào. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, tập đoàn sẽ tập trung cao độ vào dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 với hơn 75.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD.
“Giai đoạn này, trên lãnh thổ Việt Nam không có nhiều dự án quy mô 3 tỷ đô như Hòa Phát, nên phải nói là chúng tôi đang tập trung toàn lực cho một dự án lớn như vậy. Một dự án này bằng 1.000 dự án vừa và nhỏ, bằng 100 dự án lớn khác mà Hòa Phát là tự lực, chứ không có sự hỗ trợ từ tập đoàn nước ngoài nào cả”, ông Long cho biết.
Hiện tại, sau khoảng hơn 1 năm triển khai, dự án Dung Quất 2 đã thực hiện được khoảng 30% khối lượng công việc. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào quý 1/2025, nâng công suất thép thô của Hòa Phát lên hơn 14 triệu tấn/năm.
Theo ông Long, đến hết năm 2024, đầu năm 2025, khi nhà máy Dung Quất 2 hoàn thành, doanh thu của Hòa Phát sẽ tăng thêm 80.000-100.000 tỷ đồng mỗi năm so với hiện nay.
-
Tỷ phú Trần Đình Long “soán ngôi” Chủ tịch Vingroup, trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán
Tính theo giá trị cổ phiếu đang nắm giữ, tài sản của Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long đang dẫn đầu các tỷ phú trên sàn chứng khoán với hơn 38.000 tỷ đồng.
-
“Vua thép” đón tín hiệu tích cực về sản lượng, mở lại đủ 7 lò cao
Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng của Hòa Phát đạt 243.000 tấn trong tháng 5/2023, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tiêu thụ cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
-
Bên cạnh "cây nhà lá vườn" là tôn, thép… tiền mặt chính là lợi thế của Tập đoàn Hòa Phát khi lấn sân sang mảng bất động sản.
-
Vua thép Hòa Phát trở lại “đường đua” bất động sản
Trong khi hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vẫn đang tìm cách xoay sở trong cơn khát vốn, Hòa Phát của tỉ phú Trần Đình Long đã có những bước đi thần tốc trong việc "gom đất", trở thành nhà đầu tư của hai dự án đô thị tại Hưng Yên và Phú Thọ với tổng mức đầu tư lên tới 10.000 tỉ đồng.
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.
-
Triển vọng ngành thép 2025 ra sao khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục?
Thị trường thép năm 2025 được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhờ thị trường bất động sản hồi phục, hoạt động xây dựng cải thiện; kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công cao nhất từ trước tới nay với nhiều dự án trọng điểm tới hạn hoàn thành trong năm....