Mới đây, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 33/QĐ-UBND, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy Xi măng Xuân Sơn tại xã Ngọc Lương và xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Hòa Bình sắp có thêm nhà máy xi măng 5.000 tỷ đồng
Tỉnh Hòa Bình cho biết, đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Dự án này trước đó đã được chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 5/2020.
Nội dung điều chỉnh dự án nhà máy Xi măng Xuân Sơn, gồm: các hạng mục chính của dự án, như hạng mục sản xuất chính, hạng mục công trình phụ trợ, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật và khu hành chính ngoài nhà máy.
Về tiến độ thực hiện dự án, theo quyết định điều chỉnh này, đến hết quý 3/2024 hoàn thành thủ tục pháp lý, đầu tư xây dựng và đưa dự án đi vào hoạt động sản, xuất kinh doanh từ quý 4/2024.
CTCP Tập đoàn Xuân Khiêm có trách nhiệm ký quỹ bảo đảm thực hiện đầu tư theo quy định hiện hành; Khẩn trương thực hiện các thủ tục còn lại để đầu tư xây dựng, lựa chọn thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định để dự án hoàn thành đúng tiến độ điều chỉnh được chấp thuận.
Trường hợp dự án không hoàn thành đúng tiến độ (trừ lý do bất khả kháng), Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh Hòa Bình xử lý theo quy định.
Đồng thời, chủ đầu tư dự án phải chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, thực hiện phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và các quy định khác có liên quan; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Được biết, dự án nhà máy Xi măng Xuân Sơn do CTCP Tập đoàn Xuân Khiêm làm chủ đầu tư với quy mô xây dựng 1 dây chuyền sản xuất xi măng công suất 2,3 triệu tấn/năm. Dự án này dự kiến được xây dựng trên diện tích gần 40 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, Tập Đoàn Xuân Khiêm được thành lập năm 2009, đăng ký kinh doanh tại địa chỉ Phố Khánh Tân, phường Ninh Khánh, Thành phố Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình. Ngành nghề hoạt động chính của công ty là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, tư vấn, khai thác phụ gia xi măng...
Hiện nay, ngành xi măng đang tiếp tục dư cung ở quy mô lớn hơn, khi từ năm 2019 đến nay không còn quy hoạch ngành nữa, việc xét duyệt chủ yếu do địa phương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2023, nguồn cung lại được bổ sung khi sẽ có một số dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động như Dây chuyền 4 - Xi măng Long Sơn (2,5 triệu tấn); Dây chuyền 3 - Xi măng Xuân Thành (4,5 triệu tấn); Xi măng Đại Dương (2,5 triệu tấn); Xi măng Long Thành (2,5 triệu tấn) đưa nguồn cung xi măng lên khoảng 120,7 triệu tấn.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng, với quy mô công suất lớn như hiện tại, thị trường nội địa có hạn, các doanh nghiệp xi măng vẫn phải tập trung khai thác thêm các thị trường xuất khẩu mới.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra tại công ty xi măng lớn nhất Việt Nam
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu xi măng và clinker suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò…
-
Xi măng Xuân Thành nợ hơn 16.000 tỷ đồng
Cuối năm 2022, Xi măng Xuân Thành có nợ phải trả là 16.372 tỷ đồng, bao gồm hơn 2.100 tỷ đồng dư nợ trái phiếu.
-
Bất động sản cận Tết sôi động, dòng tiền sẽ đổ về đâu?
Càng về cuối năm thị trường bất động sản càng trở nên nhộn nhịp. Đây là thời điểm vàng để các nhà đầu tư ra quyết định, người mua nhà tìm kiếm nơi an cư lý tưởng. Bất chấp những biến động kinh tế, năm nay bất động sản vẫn giữ vững vị thế là kênh đầu ...
-
Khởi công khu công nghiệp gần 2.400 tỷ đồng tại Hòa Bình
Sáng ngày 10/1, UBND tỉnh Hòa Bình cùng Công ty TNHH Hòa Phú - Hòa Bình đã chính thức khởi công Khu công nghiệp Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn với tổng diện tích lên đến 213ha và tổng mức đầu tư hơn 2.389 tỷ đồng....
-
Hoà Bình chuyển đổi 64ha đất làm khu công nghiệp gần 2.400 tỷ đồng
UBND tỉnh Hòa Bình vừa qua đã có quyết định chuyển mục đích sử dụng hơn 63,8ha đất tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn sang đất khu công nghiệp.