Hiện nay tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đã đạt yêu cầu dưới 3% tổng dư nợ mà Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu đã xử lý được vẫn nằm ở số lượng mà chưa nằm ở chất lượng, nên trong năm 2016, việc xử lý nợ xấu vẫn chưa có nhiều tiến triển như mong đợi.
Thị trường… mãi chưa thấy
Ngay từ đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản, quyết định, thông tư liên quan đến việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu. Tiêu biểu như: Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC) theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC; Quyết định 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, theo báo cáo của NHNN, tính đến tháng 9-2016, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD ở mức 2,62% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, báo cáo từ VAMC cho biết, từ 2013 đến nay, VAMC đã mua được 25.062 khoản nợ tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc 262.054 tỷ đồng, giá mua nợ là 227.848 tỷ đồng. Công tác thu hồi nợ mới đạt 37.983 tỷ đồng, chỉ chiếm 15% dư nợ gốc nội bảng.
Từ những con số trên, đại diện NHNN đã thừa nhận, nợ xấu trong kho vẫn còn nhưng hệ thống ngân hàng phải tập trung xử lý trong bối cảnh nguồn lực để xử lý nợ xấu đang bị giới hạn rất nhiều. Không những thế, theo các chuyên gia, xử lý nợ xấu vẫn đa phần sử dụng “cơ chế” mà không có “tiền tươi, thóc thật” nên vẫn trong vòng luẩn quẩn, chưa dứt điểm nên khó có thể hình thành thị trường mua bán nợ như kỳ vọng.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐTV VAMC chia sẻ, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường còn rất nhiều “nút thắt”. “Nút thắt” từ nội tại VAMC là sự hạn chế về nguồn nhân lực, tài chính. VAMC không thể xử lý triệt để nợ xấu nếu không có dòng tiền thực sự để hỗ trợ các TCTD, khách hàng. Ngoài ra, hành lang pháp lý để vận hành thị trường mua bán nợ còn nhiều hạn chế.
Ông Hùng phân tích: Chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ bị giới hạn theo quy định pháp luật (Khoản 2 Điều 26 Luật số 69/2014/QH13), VAMC mua nợ xấu của các TCTD nhưng không thể bán được nợ cho bên thứ ba (ngoài DATC, AMC của các TCTD) nếu không có chức năng kinh doanh về ngành nghề mua bán nợ; Quyền và trách nhiệm của người mua nợ, người bán nợ, người xử lý nợ chưa được quy định rõ ràng; Việc định giá khoản nợ chưa có quy định cụ thể; Việc thu giữ, phát mại TSBĐ gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực tế…
Vào cuối tháng 7-2016, trao đổi với Báo Hải quan, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi cho rằng, từ nay đến cuối năm, thị trường nợ xấu cần được hoạt động. Nếu không, nợ xấu sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế, cho hệ thống ngân hàng, lãi suất cho vay cũng không thể hạ được.
Nhưng thực tế, khi còn hơn chục ngày nữa sẽ hết năm 2016, thị trường này vẫn chưa được hoạt động. Điều này cũng đã ít nhiều tác động đến tình hình tiền tệ, các ngân hàng vẫn phải trích lập phần nhiều cho dự phòng rủi ro, “đường” lên Basel II chưa rộng, lãi suất cho vay vẫn là nỗi “ngao ngán” của doanh nghiệp... Nên trong năm tới, các chuyên gia và giới tài chính - ngân hàng lại phải tiếp tục kỳ vọng vào việc đi tới thực thi hiệu quả việc hình thành thị trường mua bán nợ.
Mục tiêu 2017
Trong 10 nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế có tính ưu tiên cao, cần được tập trung nguồn lực thực hiện tại Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ đề ra, nhiệm vụ đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các TCTD được chú trọng nhằm làm lành mạnh hóa thị trường tài chính.
Tuy nhiên, những năm qua, nợ xấu luôn là một vấn đề “nóng hổi”, vẫn chắn đường nhiều kế hoạch phát triển của ngành ngân hàng mà chưa có phương án dứt điểm. Ông Khúc Văn Họa, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) nhận định, 2017 sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế và ngành ngân hàng, trong đó, nợ xấu là “căn bệnh” lâu năm của nền kinh tế mà chưa có thuốc chữa, nên các ngân hàng thương mại vẫn phải tự trích lập dự phòng rủi ro, chủ yếu tự xử lý thông qua các Công ty quản lý tài sản (AMC).
Ở một góc nhìn khác, chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành cho rằng, nhìn vào quá trình xử lý nợ xấu của Việt Nam thì thấy đó là một bức tranh hai màu sáng, xám. Bên cạnh những việc Chính phủ, NHNN và cả hệ thống ngân hàng đã làm được thì cũng còn không ít thách thức phải đối mặt. Nên trong thời gian tới, các bên cần tiếp tục nỗ lực xử lý nợ xấu cùng với quá trình tái cấu trúc hệ thống, bởi muốn hay không thì xử lý nợ xấu cũng là một công đoạn hết sức thiết yếu của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, muốn làm được những vấn đề trên, nhiệm vụ trong năm 2017 khá nặng nề khi phải giải quyết được những vướng mắc về cơ chế và nguồn lực để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư. Ví dụ như vướng mắc pháp lý về quyền sở hữu và quyền tài sản, chuyển đổi sở hữu, nới room cổ phần… Bên cạnh đó, trong năm qua, nhiều phương án xử lý nợ xấu đã được đề xuất như: dùng ngân sách, chuyển nợ xấu thành vốn góp, chứng khoán hóa nợ xấu… nhưng như lãnh đạo NHNN đã cho biết, NHNN sẽ cân nhắc kĩ lưỡng những mặt thuận lợi và không thuận lợi khi thực hiện bất kì giải pháp nào. Do đó, phương án cụ thể để xử lý nợ xấu cho năm 2017 hiện vẫn đang trong “bàn thảo” và “chờ đợi”.
“Tỷ lệ nợ xấu thật sự theo đúng chuẩn hiện nay khó có thể tin rằng chỉ là một con số, do đó nợ xấu vẫn đang là một nguy cơ rất lớn của nền kinh tế. Vì vậy nếu không có một đạo luật hay một số điều luật đặc biệt để xử lý, thì sẽ có nguy cơ kéo dài số năm giải quyết lên trên một con số. Do đó, “bảo bối” để sớm thoát hiểm nợ xấu đang nằm trong tay Toà án, cơ quan thi hành án, Chính phủ và Quốc hội”, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico nhận định.
Mặt khác, cùng với việc lên phương án xử lý dứt điểm, các chuyên gia và ngành ngân hàng đều mong muốn, không thể để một mình ngân hàng loay hoay xử lý nợ xấu, bởi nợ xấu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cả xã hội cần chung tay cùng hệ thống ngân hàng xử lý nợ xấu trên tinh thần công khai, minh bạch.
Hương Dịu (Báo hải quan)
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
BÁN GẤP DÃY TRỌ NGAY KCN TÂN QUY-CỦ CHI 6X40 MT NHỰA 12M GIÁ 890TR SHR
890 triệu- 240m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911079***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng chuyến du lịch 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
Chủ gửi bán gấp 185m2 full thổ gần thị trấn Đức Hòa giá chỉ 9 triệu / m2
9 triệu - 185m2
Đức Hòa, Long An
Hôm nay
0896333***
VIP
Bán Căn Hộ Cao Cấp Thành Phố Vũng Tàu – View Biển, Nhận Ngay Ưu Đãi Lớn Tháng 12
3 tỷ 900 triệu- 87m2
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hôm nay
0939868***
VIP
Độc nhất MẶT TIỀN NGUYỄN THỊ ĐỊNH-THẠNH MỸ LỢI-24000(150X160)CHỈ NHỈNH 20TR/M-
486 tỷ - 24000m2
Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0938198***
VIP
SIÊU PHẨM 3 TẦNG PHẠM THỊ GIÂY, BÁN NHÀ 5,69 TỶ, 100M2, 4PN, 3WC, THỚI TAM THÔN
5 tỷ 690 triệu- 80m2
Huyện Hóc Môn , TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0977830***
VIP
Tôi cần bán căn hộ Tòa Light B Arena Cam Ranh tầng 7 view biển , nhà mới 100%
750 triệu- 37m2
Cam Ranh, Khánh Hòa
Hôm nay
0938984***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.