Đường Vành đai 3 được xác định là một trong sáu trục động lực kinh tế của tỉnh Long An. Tuyến đường có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp kết nối Long An với TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Long An đang triển khai nhiều hạ tầng trọng điểm, trong đó có Vành đai 3

Ngày 19/2, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An – Nguyễn Văn Được đã đến thăm, động viên nhà thầu và công nhân thi công dự án đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn tỉnh.

Đường Vành đai 3 TP.HCM được khởi công từ tháng 6/2023, có tổng chiều dài hơn 76km kết nối TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An.

Đây là dự án hạ tầng có quy mô vốn đầu tư lên đến 75.400 tỉ đồng. Sau khi dự án hoàn thành, không chỉ tạo đột phá về hạ tầng giao thông giữa các tỉnh, thành trong khu vực mà còn tạo ra đòn bẩy để phát triển kinh tế với nhiều không gian mới để phát triển khu công nghiệp, logistics, đặc biệt là các khu đô thị vệ tinh.

Dự án Vành đai 3 đoạn qua Long An có chiều dài hơn 6,84km. Điểm đầu tại giáp ranh TP.HCM, điểm cuối tại nút giao giữa đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và TP.HCM - Trung Lương (đi qua địa bàn huyện Bến Lức).

Đại diện đơn vị thi công cho biết dự án đã cơ bản hoàn thành so với kế hoạch, các mốc tiến độ yêu cầu của Chính phủ và đang triển khai thi công đạt tiến độ được duyệt.

Bí thư Tỉnh ủy Long An cho biết, đường Vành đai 3 là một trong 6 trục động lực kinh tế của tỉnh Long An. Do đó, tuyến đường có vai trò quan trọng để tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng của địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Lãnh đạo tỉnh Long An chỉ đạo các đơn vị nhà thầu nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ công trình trước tháng 10/2025.

Theo quy hoạch tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong những tới Long An được tập trung phát triển theo 6 trục động lực, kết nối liên vùng gồm:

Trục động lực Vành đai 3 - Vành đai 4: Kết nối tỉnh Long An với vùng Đông Nam Bộ - TP.HCM; kết nối sân bay Quốc tế Long Thành - cảng Long An.

Trục động lực quốc lộ 50B: Kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang.

Trục động lực song hành quốc lộ 62: Kết nối thành phố Tân An - khu kinh tế cửa khẩu Long An - vùng Đồng Tháp Mười.

Trục động lực Mỹ Quý Tây - Lương Hoà - Bình Chánh: Kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây - vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và TP.HCM.

Trục động lực quốc lộ N1: Kết nối Long An với vùng đồng bằng sông Cửu Long - vùng Đông Nam Bộ - vùng Tây Nguyên.

Trục động lực Đức Hoà: Kết nối cửa khẩu Quốc gia Mỹ Quý Tây và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hoà, Bến Lức với TP.HCM.

  • Đâu sẽ là “địa chỉ vàng” của bất động sản Long An trong những năm tới?

    Đâu sẽ là “địa chỉ vàng” của bất động sản Long An trong những năm tới?

    Tỉnh Long An có vị trí đắc địa khi tiếp giáp TP.HCM, là cầu nối giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ. Địa phương này còn rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là “vùng đất lành” thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong nước và quốc tế. Trong đó, có lĩnh vực bất động sản.

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.