Một tài liệu bị rò rỉ vào tháng trước liên quan đến dòng tiền của Evergrande, nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc tính theo doanh số, đã làm tăng thêm mối lo ngại về dòng thanh khoản của các nhà phát triển Trung Quốc.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng điều này cũng làm tăng áp lực lên khả năng trả nợ của các nhà phát triển trên thị trường trái phiếu kể từ năm 2021.
Các nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc là một trong những nhà phát hành trái phiếu rác lớn nhất ở châu Á, với tổng số 46,23 tỷ USD được phát hành vào năm ngoái - gấp đôi so với năm 2018, theo dữ liệu của Refinitiv. Trái phiếu rác là loại chứng khoán nợ phi đầu tư có rủi ro vỡ nợ cao và do đó, thường đi kèm với lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro đó.
Mối quan tâm về tính thanh khoản của Evergrande
Tài liệu bị rò rỉ cho thấy Evergrande đã tìm kiếm sự trợ giúp từ chính phủ do cuộc khủng hoảng tiền mặt. Công ty đã từ chối các cáo buộc trong tài liệu. Tuy nhiên, S&P Global Ratings đã hạ mức độ tín nhiệm của Evergrande từ "ổn định" xuống "tiêu cực", giải thích rằng thanh khoản của công ty này đang suy yếu.
“Chúng tôi đã điều chỉnh triển vọng thành tiêu cực vì nợ ngắn hạn của Evergrande tiếp tục tăng, một phần do hoạt động mua lại các dự án bất động sản của Evergrande. Trước đó, chúng tôi đã kỳ vọng công ty sẽ giải quyết được khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn”, cơ quan xếp hạng này cho biết.
“Theo quan điểm của chúng tôi, Evergrande phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng để cải thiện tính thanh khoản vì quy mô nợ lớn”, S&P nói thêm. Hãng xếp hạng cho biết, tính đến ngày 30/6, công ty này của Trung Quốc có khoản nợ ngắn hạn là 396 tỷ nhân dân tệ (58 tỷ USD). Một phần số tiền này sử dụng để đẩy mạnh mua lại đất đai và dự án khi có cơ hội xảy ra trong đại dịch.
Hàng tỷ đô la nợ đến hạn
Trong một lưu ý gần đây, ANZ Research cho biết sự cố của Evergrande, mặc dù chưa được xác minh, đã "làm tăng thêm lo ngại của thị trường" về điều kiện dòng tiền và tỷ lệ đòn bẩy của các nhà phát triển Trung Quốc.
ANZ Research cho biết, với việc chính phủ Trung Quốc cũng sẽ đưa ra những quy định buộc các công ty phải hạn chế nợ, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề hơn cho họ.
“Vụ việc Evergrande đã gây ra rủi ro biến cố đối với thị trường bất động sản của Trung Quốc trong những quý tới. Chúng tôi không thể loại trừ khả năng có nhiều nhà phát triển khác cũng phải đối mặt với những thách thức trong quá trình xóa bỏ đòn bẩy”.
Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc có thể phải đối mặt với áp lực trả nợ trái phiếu ngày càng lớn trong năm tới, theo các nhà phân tích của ANZ. ANZ Research cho thấy 526 tỷ Nhân dân tệ (77,46 tỷ USD) trái phiếu trong nước sẽ đáo hạn vào năm 2021, cao hơn 16% so với số tiền đến hạn trong năm nay; trong khi khoảng 50 tỷ USD trái phiếu nước ngoài cũng sẽ đến hạn vào năm tới, nhiều hơn 47% so với năm nay.
Tác động của các quy định mới đối với lĩnh vực bất động sản
Hàng chục tỷ đô la trái phiếu sẽ đáo hạn vào năm tới và các nhà phân tích cảnh báo rằng trong bối cảnh các điều kiện tài chính thắt chặt như vậy, việc các nhà phát triển phát hành lại trái phiếu để huy động tiền mặt có thể gặp trở ngại.
“Các quy định mới có thể hạn chế khả năng thanh toán nợ của các chủ đầu tư, thúc đẩy nhu cầu về tiền mặt và làm giảm hoạt động đầu tư bất động sản”, ANZ Research cho biết.
Christopher Yip, Giám đốc cấp cao về xếp hạng doanh nghiệp tại S&P Global Ratings, nói rằng việc hạn chế tăng trưởng tín dụng của ngân hàng có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng, đặc biệt là đối với những công ty tham gia mạnh mẽ vào thị trường.
Yip cho biết: “Nhu cầu tái cấp vốn bằng đồng đô la cao hơn bao giờ hết đối với lĩnh vực này vào năm 2021,” Yip nói thêm rằng các tổ chức phát hành trái phiếu cũng có thể đối mặt với nhu cầu tiền mặt của nhà đầu tư.
Capital Economics cũng cho biết trong một báo cáo khác: “Tốc độ mà các quan chức ở Trung Quốc chuyển từ đối phó với khủng hoảng sang hạn chế đối với các nhà phát triển bất động sản đã khiến nhiều người ngạc nhiên.”
“Đối với một nhà lãnh đạo đang lo ngại về rủi ro tín dụng thì động cơ của họ rất rõ ràng: các nhà phát triển bất động sản là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đòn bẩy giữa các công ty niêm yết ở Trung Quốc trong thập kỷ qua”, báo cáo nhấn mạnh.
-
3 'lằn đỏ' của Trung Quốc tạo ra sự cân bằng mong manh trên thị trường bất động sản
Khi Trung Quốc có những bước tiến để giải quyết việc vay nợ quá mức trong lĩnh vực bất động sản, họ đang đi một vòng chặt chẽ giữa việc cung cấp cho các chính quyền địa phương thiếu tiền mặt với nguồn thu từ bán đất và giữ cho giá nhà tăng.
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...