Ảnh minh hoạ
Dẫn theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Quốc hội mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ tín dụng với toàn nền kinh tế là 8,3 triệu tỉ đồng, riêng đối với lĩnh vực bất động sản vào khoảng 1,6 triệu tỉ đồng chiếm hơn 19% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Trong đó, dư nợ tín dụng phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm tỷ trọng khoảng 62,43% dư nợ tín dụng bất động sản.
Quý 1/2020 so với thời điểm cuối năm 2019, tổng dư nợ toàn ngành tăng 160,1 nghìn tỉ đồng, tuy nhiên dư nợ tín dụng về bất động sản chỉ tăng 4,596 nghìn tỉ đồng, tốc độ tăng của dư nợ tín dụng là 0,88% giảm 3,48% so với cuối năm 2019.
Bộ Xây dựng cho rằng, nguyên nhân của việc dư nợ tín dụng bất động sản giảm chủ yếu là do quý 1/2020 chính là khoảng thời gian đại dịch Covid 19 diễn ra phức tạp nhất, tình hình chung của thị trường bất động sản trầm lắng so với cùng kỳ hàng năm.
Trong quý 2/2020, dư nợ tín dụng bất động sản của doanh nghiệp tăng đáng kể so với quý 1/2020 và có giá trị tăng thêm là 53,772 nghìn tỉ đồng, tốc độ tăng là 10,21%.
Điều này cho thấy quý 2, thị trường bất động sản đã bắt đầu có sự cải thiện, nhất là sau khi giãn cách xã hội kết thúc vào ngày 23/4, các doanh nghiệp đã dần quay lại trạng thái làm việc bình thường.
Theo số liệu thống kê, bình quân dư nợ tín dụng trong 5 năm gần đây khoảng 7,3%. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng bất động sản giảm dần trong 5 năm trở lại đây, từ 8,05% xuống còn 6,47% trong năm 2019, giảm còn 6,3% trong quý 1/2020 và quý 2/2020 tăng nhẹ lên 6,48%.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 30/6/2020 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 580.168 tỉ đồng. Cụ thể, dư nợ tín dụng đối với các dự án khu đô thị, dự án phát triển nhà ở và sửa chữa, cải tạo nhà đạt 145.099 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 25% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 40.396 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 21.177 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 3,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 21.436 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 3,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 54.585 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 9,4% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán đạt 84.720 tỉ đồng, chiếm 14,6% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 147.335 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 25,3% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
-
Cạn kiệt dòng tiền, tồn kho tăng mạnh, doanh nghiệp bất động "gồng mình" gánh nợ vay
Dòng tiền cạn kiệt, tồn kho tăng mạnh, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang gồng mình gánh những khoản vay ở các tổ chức tín dụng để duy trì hoạt động…
-
Vướng mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản bao giờ mới giải toả?
Lãi suất, tiếp cận tín dụng, thủ tục pháp lý... là những vướng mắc vẫn chưa được giải tỏa giữa doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
-
Doanh nghiệp bất động sản kêu lãi suất cao, ngân hàng nói gì?
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấ...
-
Tín dụng bất động sản toàn cầu suy giảm nhưng vẫn có điểm sáng
Mặc dù lạm phát đã giảm nhưng lãi suất dự kiến trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023 vẫn ở mức cao, kéo theo lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục bị hạn chế.