Ngày 11/4, HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã chứng khoán SMC) đã ra Nghị quyết về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ 681 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM (địa chỉ cũ là 396 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM). Khu đất này có diện tích 329,5 m2.
Phía SMC đưa ra mức giá chuyển nhượng là 170 tỷ đồng, đã bao gồm phần tài sản gắn liền với đất là tòa nhà văn phòng. Theo tìm hiểu, tòa nhà này có tổng diện tích sử dụng hơn 2.245 m2, bao gồm 1 hầm, 1 trệt, 1 lửng, 7 lầu và mái che thang.
Được biết, theo giấy phép kinh doanh của SMC, địa chỉ 681 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM cũng chính là trụ sở của doanh nghiệp này.
Đầu tư Thương mại SMC tính bán trụ sở chính trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Trước đó, trong bố cảnh kinh doanh thua lỗ 925 tỷ đồng năm 2023, HĐQT SMC đã thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê, vật dụng, kiến trúc trên đất tại SMC Bình Dương ở đường số 5, Khu công nghiệp Đồng An, huyện Thuận An, Bình Dương. Khu đất này có diện tích 6.197 m2, giá chuyển nhượng 49 tỷ đồng.
Tới ngày 15/1/2024, SMC tiếp tiếp thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản trên đất tại SMC Tân Tạo 2. Khu đất này ở Lô số 62 - 64 đường số 3, Khu công nghiệp Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM với diện tích 9.096 m2.
Mức giá chuyển nhượng cho toàn bộ tài sản này là 126 tỷ đồng, đã bao gồm thuế VAT phần tài sản gắn liền với đất và máy móc thiết bị theo quy định của pháp luật.
Việc liên tiếp chuyển nhượng tài sản tại Bình Dương và TP.HCM được xem là hành động cụ thể hoá Nghị quyết đã được HĐQT SMC thông qua hồi tháng 10/2023 về việc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự trong toàn bộ hệ thống, tiết giảm tất cả các chi phí phát sinh.
Cổ phiếu SMC bị đưa vào diện kiểm soát
Mới đây, SMC đã nhận được quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc đưa cổ phiếu SMC vào diện bị cảnh báo và kiểm soát từ ngày 10/4. Lý do, doanh nghiệp này ghi nhận lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 và đã lỗ ròng 2 năm liên tiếp.
Ngay sau đó, SMC có công văn giải trình và đưa ra biện pháp, lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo và kiểm soát.
Doanh nghiệp này cho rằng giai đoạn 2022-2023 chứng kiến nền kinh tế suy yếu, lạm phát và lãi suất tăng cao, giá cả nguyên vật liệu diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đóng băng và các ngành công nghiệp sử dụng thép hạ nhiệt, làm sụt giảm mạnh về nhu cầu tiêu thụ thép.
Các doanh nghiệp thép phải thu hẹp sản xuất, chật vật tìm đầu ra; giá bán liên tục đi xuống trong khi chi phí đầu vào, chi phí tài chính và tỷ giá biến động mạnh.
“Những yếu tố trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làm cho hiệu quả kinh doanh sụt giảm”, SMC cho biết.
Ngoài ra, việc trích lập dự phòng các khoản phải thu chậm luân chuyển của khách hàng lớn là các công ty xây lắp, bất động sản cũng là nguyên nhân khiến SMC thua lỗ liên tục trong 2 năm vừa qua.
Để khắc phục tình trạng lỗ lũy kế và kinh doanh thua lỗ 2 năm liên tiếp, SMC cho biết sẽ thực hiện chuyển nhượng, thanh lý các tài sản, các khoản đầu tư tài chính để mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp này dự kiến kết quả kinh doanh quý 1/2024 sẽ có lãi trở lại, chủ yếu đến từ việc thanh lý các khoản đầu tư tài chính và thanh lý tài sản.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2024 mới công bố gần đây, SMC đặt mục tiêu doanh thu đạt 13.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 80 tỷ đồng.
Chỉ tiêu tổng sản lượng thép tiêu thụ năm nay là 900.000 tấn, giảm nhẹ 1% so với năm ngoái. Trong đó, thép dài là 350.000 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ; thép dẹt là 550.000 tấn, giảm 7%.
Bên cạnh đó, SMC lên kế hoạch phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu cho tối đa 20 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, tương đương 99% số cổ phần đang lưu hành và tăng vốn điều lệ lên 1.467 tỷ đồng.
Giá phát hành là 10.000 đồng/cp, tương ứng với thu về khoảng 730 tỷ đồng. Nguồn tiền này dự kiến dùng để thanh toán các khoản nợ vay của công ty, thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp và bổ sung vốn lưu động.
-
CTCP Đầu tư Thương mại SMC dự kiến dùng 730 tỷ đồng huy động để thanh toán các khoản nợ vay của công ty, thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp và bổ sung vốn lưu động.
-
Lỗ gần 600 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm cộng thêm khoản công nợ tồn đọng khó đòi từ các chủ đầu tư, CTCP Đầu tư Thương mại SMC buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự để duy trì hoạt động.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay....
-
SSI khuyến nghị mua ngay một cổ phiếu “ông lớn” ngành thép với tiềm năng sinh lời gấp 4 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Trong ngắn hạn, sự phục hồi của giá thép gần đây, sản lượng tiêu thụ tăng và triển vọng đóng góp từ nhà máy mới sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu của nhà sản xuất thép này.