Mới đây, Tập đoàn thép Nippon Steel của Nhật Bản đã vượt qua nhiều “ông lớn” như Cleveland-Cliffs, ArcelorMittal và Nucor để mua lại US Steel với giá 14,1 tỷ USD.
Theo hãng tin CNN, việc US Steel đồng ý “bán mình” cho nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản Nippon Steel đánh dấu bước lùi mới nhất trong hành trình đi xuống đã kéo dài nhiều năm của công ty này.
Một nhà máy sản xuất của US Steel
Được thành lập vào năm 1901, US Steel là một trong những công ty lớn đầu tiên của Mỹ và một biểu tượng của sức mạnh công nghiệp Mỹ. Số lượng nhân viên của hãng thép 122 năm tuổi này đạt đỉnh vào năm 1943 với 340.000 người. Trong khi đó, sản lượng đạt đỉnh vào năm 1953, khi công ty sản xuất 35,8 triệu tấn thép.
Tuy nhiên, US Steel bắt đầu tụt hậu so với các đối thủ cả trong và ngoài nước. Đến năm 2022, hãng thép này chỉ sản xuất được 11,2 triệu tấn thép và số nhân viên chỉ còn chưa đến 15.000 người.
Theo Nippon Steel, việc mua lại US Steel sẽ giúp tập đoàn đạt công suất 66 triệu tấn thép thô toàn cầu.
Thương vụ này cũng giúp Nippon Steel mở rộng đáng kể hoạt động sản xuất tại Mỹ, nơi giá thép dự kiến sẽ tăng trong bối cảnh các nhà sản xuất ôtô tăng cường sản xuất sau những thỏa thuận gần đây với các nghiệp đoàn để chấm dứt những cuộc đình công.
Nippon Steel cho biết, tất cả các cam kết của US Steel với nhân viên, bao gồm các thỏa thuận đàm phán với nghiệp đoàn, sẽ được tuân thủ. Tuy nhiên, thương vụ này có thể vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nghiệp đoàn công nhân ngành thép Mỹ United Steelworkers.
Hãng tin Reuters dẫn lời Phó chủ tịch Điều hành Nippon Takahiro Mori trong một cuộc phỏng vấn nói rằng Nippon Steel đã hoạt động ở Mỹ được 40 năm và tập đoàn tin tưởng thương vụ mua lại US Steel sẽ được hoàn tất.
US Steel cho biết giao dịch với Nippon Steel dự kiến sẽ kết thúc vào quý 2 hoặc quý 3/2024, tùy thuộc vào sự chấp thuận theo quy định.
-
Sau khi thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự trong hệ thống, CTCP Đầu tư Thương mại SMC tiếp tục có động thái mới nhằm duy trì hoạt động của công ty.
-
Năm 2023, Pomina đặt kế hoạch doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 150 tỷ đồng nhưng hãng thép có trụ sở tại Bình Dương lại tiếp tục lỗ kỷ lục sau 9 tháng đầu năm với mức lỗ lên tới 647 tỷ đồng.
-
Lỗ gần 600 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm cộng thêm khoản công nợ tồn đọng khó đòi từ các chủ đầu tư, CTCP Đầu tư Thương mại SMC buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự để duy trì hoạt động.







-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam vừa làm được điều chưa từng có trong 3 năm trở lại đây
Trong quý 2/2025, Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 4.300 tỉ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất trong 13 quý trở lại đây.
-
Không còn xuất sang Mỹ gần 1 năm, vì sao Hoa Sen vẫn lãi lớn?
Hoa Sen khẳng định các chính sách thuế quan của Mỹ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh do công ty đã ngưng xuất khẩu tôn mạ sang thị trường Mỹ từ tháng 9/2024.
-
Doanh nghiệp thép nào vừa công bố lãi tăng gần 200% khiến cả ngành ngỡ ngàng?
Doanh nghiệp thép nào vừa công bố lãi tăng gần 200% khiến cả ngành ngỡ ngàng? Giữa lúc nhiều doanh nghiệp vẫn đang "ngóng sóng" phục hồi, một công ty thép bất ngờ bứt phá, mở màn mùa báo cáo tài chính quý 2/2025 bằng con số khiến nhà đầu tư giật m...