Có nhiều nguyên nhân gây nên những nhiễu loạn của thị trường trái phiếu thời gian qua, trong đó có phần đến từ lòng tham của nhà đầu tư bất chấp những cảnh báo rủi ro của cơ quan quản lý.

Ảnh minh hoạ

Tại Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, sáng ngày 2.6, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Nam (Thừa Thiên Huế), cho biết thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tác dụng làm giảm áp lực đối với các kênh tín dụng, góp phần tài trợ vốn để quá trình phát triển nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thị trường trái phiếu nói riêng cũng như thị trường chứng khoán nói chung.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua đã có nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu không đúng theo quy định của pháp luật, gây ra nhiều lo ngại, rủi ro cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, gây mất cân đối với nền kinh tế khi dòng vốn đi vào những thị trường có tính đầu cơ cao thay vì đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế để phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu Nam cho rằng nguyên nhân của tình trạng này đến từ việc doanh nghiệp phát hành chủ động tạo các hợp đồng hợp tác đầu tư gián tiếp, lách luật huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao khi không có tài sản bảo đảm, tỷ lệ dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu cao, từ 5-10 lần. Bên cạnh đó, các tổ chức dịch vụ trung gian tiếp tay cho các doanh nghiệp phát hành như tổ chức phân phối, định giá.

Ngoài ra, nhà đầu tư cá nhân bị hấp dẫn bởi lãi suất cao, không cân nhắc đầy đủ thông tin khi mua trái phiếu. Mặt khác, nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp khi các định chế tài chính lớn đã mua và phân phối lại. Điều này không đúng theo bản chất chính sách. Theo thống kê, nhà đầu tư nhỏ lẻ mua trên thị trường sơ cấp là 5% nhưng mua trên thị trường thứ cấp là 23%.

Trước những bất ổn của thị trường, đại biểu Nguyễn Hải Nam đánh giá cao các biện pháp quản lý của Bộ tài chính thời gian qua với 5 lần cảnh báo về rủi ro phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu trong thời gian tới.

Ông Nam đề nghị, cần tổ chức giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo hình thức giao dịch tập trung để tăng cường công khai, minh bạch cũng như tăng cường quản lý, giám sát chặt thị trường. Bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ hơn các tổ chức phân phối bán trái phiếu doanh nghiệp để tránh những hành vi có tính chất lôi kéo, xúi giục người dân mua trái phiếu rủi ro.

Đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ chuyên nghiệp cũng cần giám sát chặt chẽ để họ tuân theo chính sách đặt ra, từ đó giúp nhà đầu tư tự nâng cao năng lực về vốn, quản lý rủi ro tài chính. Mặt khác, kiểm soát quy mô dư nợ trên vốn chủ. Theo đại biểu này, các chế độ báo cáo giám sát phải cần thiết để vẫn đảm bảo trái phiếu là một kênh dẫn vốn quan trọng.

  • Nhà đầu tư nước ngoài đã mua bao nhiêu trái phiếu Novaland?

    Nhà đầu tư nước ngoài đã mua bao nhiêu trái phiếu Novaland?

    Sau khi hoàn tất phát hành cho chào bán 5.774 tỷ đồng trái phiếu cho Dallas Vietnam Gamma và Credit Suisse AG Singapore Branch, giá trị trái phiếu nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ tại Novaland là hơn 12.702 tỷ đồng, chiếm 37,98% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.