Trong danh sách 92 dự án được chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng và tổ chức tín dụng do Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội công bố mới đây, Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát (Mã: HPX) thế chấp quyền sử dụng đất 59 căn nhà ở thấp tầng và công trình hỗn hợp cao tầng tại dự án Hải Phát Plaza (Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm). Ngoài ra, chủ đầu tư này cũng đang thế chấp tài sản với quyền sử dụng đất dự án tại Phú Lãm, quận Hà Đông, dự án tại đoạn Cầu Chui - Cầu Đông Trù, Long Biên.
Trước những nghi ngại về tính minh bạch của các dự án bị thế chấp, tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư quý 3, diễn ra chiều ngày 26-9, ông Thuận khẳng định chủ đầu tư phải được sự chấp thuận của Sở Xây dựng, đảm bảo việc triển khai dự án đúng thủ tục pháp luật, công ty không mập mờ trong thủ tục vay, thế chấp và giải chấp ngân hàng. Việc thế chấp đảm bảo cho từng dự án cụ thể và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư quý 3, Hải Phát đã có những chia sẻ liên quan đến việc thế chấp dự án.
Vị tổng giám đốc này cho biết, theo quy định của luật kinh doanh bất động sản, các dự án bất động sản khi triển khai bán hàng phải làm thủ tục cấp bảo lãnh cho người mua nhà. Mặt khác, Luật Tổ chức Tín dụng (TCTD) quy định khi cho các chủ đầu tư bất động sản vay vốn thì phải có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo có thể từ chính dự án, hoặc tài sản khác của chủ đầu tư.
Trên cơ sở đó, trước khi cho vay vốn, các ngân hàng phải thẩm định hiệu quả dự án, năng lực tài chính, kinh nghiệm triển khai dự án của chủ đầu tư.
Ông Thuận khẳng định, trên cơ sở thượng tôn pháp luật, doanh nghiệp của ông thực hiện vay vốn có thế chấp tài sản tại các TCTD bằng đất và tài sản trên đất gắn với các dự án đó.
“Khi triển khai cho vay, các tổ chức tín dụng đã tiến hành thẩm định rất khắt khe, đồng thời quản lý chặt chẽ dòng tiền dự án, dòng tiền khách hàng. Trên thực tế Hải Phát Invest đã thực hiện đúng quy trình đó. Các ngân hàng đã cung cấp cho công ty các hạn mức tín dụng tốt cũng khoản vay trung dài hạn để thực hiện dự án”, ông Thuận cho biết.
Ông Đoàn Hoà Thuận khẳng định, việc thế chấp đảm bảo cho từng dự án cụ thể và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, trong quá trình triển khai cho vay, các ngân hàng cũng thống nhất với chủ đầu tư về quản lý dòng tiền, đảm bảo việc sử dụng vốn vào dự án đúng mục đích, theo nguyên tắc tiền của dự án nào đi theo dự án đó, vừa quản lý tốt dòng tiền cho khách hàng vừa đảm bảo dòng tiền trả nợ.
Theo ông Thuận, đến thời điểm hiện tại, công ty đã nhận được sự đồng thuận từ phía ngân hàng trong việc nhận thế chấp tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo và giải chấp từng phần tài sản khi thực hiện bán hàng cho khách hàng.
“Điều quan trọng nhất khách hàng cần nắm rõ là tài sản và dự án đó có bị thế chấp hay không. Nếu thế chấp thì nhằm mục đích gì, nếu ngân hàng giải chấp và bán tài sản đó thì khách hàng có chịu rủi ro gì không?”, ông Thuận đưa ra lời khuyên với khách hàng.
Đồng thời, ông cũngkhẳng định, việc thế chấp các dự án của Hải Phát là đảm bảo cho chính các dự án cụ thể, không có mục đích khác. Nếu khách hàng muốn thế chấp căn hộ trong dự án Hải Phát đã thế chấp, ngân hàng sẽ giải chấp căn hộ trong khoảng 3 - 7 ngày tùy thủ tục từng ngân hàng.
Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát được thành lập vào ngày 15-12-2003 với tên gọi Công ty cổ phần xây dựng – du lịch Hải Phát và vốn điều lệ ban đầu là 8 tỉ đồng. Năm 2007, công ty này tăng vốn điều lệ lên 15 tỉ đồng, trên cơ sở vốn góp của các cổ đông hiện hữu và các cổ đông khác. Năm 2008, Hải Phát tăng vốn điều lệ từ 15 tỉ đồng lên 300 tỉ đồng, thông qua việc phát hành cho các cổ đông hiện hữu và đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát, đồng thời triển khai đầu tư dự án khu đô thị mới Văn Phú và tổ hợp thương mại và căn hộ The Pride thuộc khu đô thị An Hưng. Năm 2011, công ty này tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 300 tỉ đồng lên 750 tỉ đồng, trên cơ sở phát hành cho cổ đông hiện hữu. Sau nhiều lần tăng vốn, Hải Phát hiện có vốn điều lệ 1.500 tỉ đồng. Năm 2018, Hải Phát đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỉ đồng (sẽ thực hiện sau khi lên sàn). Ngoài hai dự án nêu trên, Hải Phát còn được thị trường biết đến với vai trò là chủ đầu tư các dự án khu đô thị Tân Tây Đô, Hải Phát Plaza… với những lùm xùm thu hút sự quan tâm của dư luận. Mới đây nhất (tháng 5-2018), cư dân tại khu đô thị HHB Tân Tây Đô liên tục phản ánh và có đơn thư gửi cơ quan chức năng “tố” những sai phạm của Hải Phát liên quan tới hoạt động xây dựng, quản lý vận hành khu đô thị này, trong đó có việc dự án chưa hoàn thiện hệ thống PCCC khiến cư dân có thể đối mặt với rủi ro bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, cư dân chung cư Tân Tây Đô cũng yêu cầu Hải Phát chịu trách nhiệm trong việc để họ dùng nước bẩn, nước nhiễm thạch tín trong suốt nhiều năm qua. Hay cách đây không lâu, cư dân chung cư The Pride tại phường La Khê (Hà Đông, Hà Nội) đã lên tiếng “tố” chủ đầu tư Hải Phát về những sự cố xảy ra nhưng kéo dài không được khắc phục, ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân. Chẳng hạn như vụ thang máy rơi tự do và hỏng liên tục, bể phốt vỡ bốc mùi hôi thối nồng nặc theo thang máy lên các tầng, tiền phí bảo trì của gần 2.000 hộ dân sống ở đây bị chủ đầu tư khất lần 3-4 năm, tự ý cắt xén các hạng mục tiện ích của căn hộ dù đã ghi rõ trong hợp đồng… |
-
Để cư dân dùng nước bẩn, chủ đầu tư bị đề nghị xử lý
CafeLand - UBND huyện Đan Phượng vừa có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị xem xét xử lý Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát, chủ đầu tư khu đô thị (KĐT) Tân Tây Đô, và các đơn vị liên quan khi cung cấp nước sinh hoạt không đảm bảo cho cư dân sống tại đây.
-
Loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng được ngân hàng rao bán để thu hồi nợ xấu
Từ đầu năm tới nay, nhiều ngân hàng thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo, chủ yếu là các khách sạn, khu nghỉ dưỡng có giá trị hàng chục cho đến hàng trăm tỉ đồng.
-
Khách hàng “khóc ròng”, ngân hàng tố cáo chủ đầu tư vì dự án bị thế chấp
Tình trạng chủ đầu tư đem dự án bất động sản thế chấp ngân hàng, nhưng vẫn bán cho khách là điều không hiếm. Người mua nhà như “nắm dao đằng lưỡi” khi gặp phải chủ đầu tư kiểu này.
-
Các ngân hàng tư nhân Việt Nam xin mở rộng hạn mức tín dụng
CafeLand - Mặc dù nguồn thu từ tín dụng giảm trong nửa đầu năm nay, một số ngân hàng thương mại tư nhân vẫn đệ đơn xin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) cho phép tăng trưởng tín dụng để chuẩn bị cho mùa vay cao điểm cuối năm....