Một góc TP. Biên Hòa
Thành phố Biên Hoà là đô thị lọai I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai.
Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Tây giáp TP. Thủ Đức (TP.HCM), Tây Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Trảng Bom, Tây Bắc giáp huyện Dĩ An, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
Biên Hòa cách trung tâm TP HCM 30 km, cách TP Vũng Tàu 90 km. Thành phố này hiện là đầu mối giao thông lớn trong vùng kinh tế phía Nam, tập trung đông khu công nghiệp.
TP. Biên Hòa có diện tích đất tự nhiên là hơn 26.360ha, dân số thống kê vào năm 2019 khoangrc 1,1 triệu người. TP. Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, có tốc độ gia tăng dân số hàng năm lớn nhất Đồng Nai.
Theo UBND tỉnh, dự báo quy mô dân số của TP.Biên Hòa đến năm 2030 khoảng 1,5-1,6 triệu người.
Trong khi đó, Long Khánh là đô thị loại III, một trong những đô thị trung tâm của tỉnh Đồng Nai và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Long Khánh có vị trí ở giữa về phía Đông của tỉnh Đồng Nai và là một thành phố trung du nằm trên cửa ngõ vào TP.HCM; phía Bắc giáp huyện Thống Nhất và huyện Xuân Lộc, phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ, phía Đông giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp huyện Thống Nhất.
Diện tích đất tự nhiên của TP. Long Khánh khoảng 194,09 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đồng Nai. Trong những năm gần đây, Long Khánh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ấn tượng, là một trong những trung tâm công nghiệp mới của tỉnh Đồng Nai.
Với vị trí đắc địa và nền kinh tế phát triển, cả Biên Hòa và Long Khánh là hai khu vực có thị trường bất động sản phát triển nhộn nhịp bậc nhất ở Đồng Nai. Việc hai khu vực này không được phép phân lô bán nền sẽ giúp cho thị trường bất động sản phát triển theo đúng quy hoạch.
Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định, không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai. Đối với các khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở. Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, đến tháng 12/2023, toàn quốc có 902 đô thị; trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III và 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V. Như vậy, trên cả nước có 105 thành phố, thị xã không được phép phân lô, bán nền theo quy định của luật mới. |
-
Thêm 81 thành phố, thị xã không được phân lô, bán nền
Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2025. Một trong những nội dung được quan tâm đặc biệt là quy định về phân lô, bán nền. Theo đó, quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã, tăng thêm 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành.
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Tiến độ lập quy hoạch các đô thị Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành hiện đang đến đâu?
UBND tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và phát triển đô thị sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt. Trong đó có thông tin về tiến độ lập quy hoạch các đô thị trên địa bàn tỉnh....
-
Dự án cầu, đường đi qua loạt đô thị quy mô lớn “đứng bánh”, nguy cơ lãng phí, Đồng Nai có chỉ đạo khẩn
HĐND tỉnh Đồng Nai yêu cầu sớm tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ hai dự án gồm đường Hương lộ 2 và cầu Vàm Cái Sứt. Đây là hai hạ tầng trọng điểm, kết nối quốc lộ 51 với cao tốc TP.HCM – Long Thành, đồng thời đi qua loạt khu đô thị quy mô lớn ve...