Một góc thị trấn Trảng Bom
Theo báo Đồng Nai, UBND huyện Trảng Bom mới đây đã tổ chức lễ kỉ niệm 20 năm thành thập. Địa phương này được tách ra từ huyện Thống Nhất vào năm 2004.
Huyện Trảng Bom nằm ở phía Đông của tỉnh Đồng Nai, có 17 đơn vị hành chính (1 thị trấn Trảng Bom và 16 xã).
Huyện có địa giới hành chính phía Bắc giáp các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Tây giáp thành phố Biên Hoà và phía Đông giáp huyện Thống Nhất.
Trung tâm huyện cách thành phố Biên Hoà khoảng 20km, cách TP.HCM khoảng 50km. Với vị trí địa lý này đã xác định cho Trảng Bom phát triển trở thành đô thị vệ tinh trong vùng.
Vị trí trung tâm của Trảng Bom
Hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Trảng Bom đáng chú ý có tuyến đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam đi qua tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.
Trong thời gian tới, địa phương này cũng sẽ được hưởng lợi lớn khi các dự án quan trọng được xây dựng như đường Vành đai 4 kết nối vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường Quốc lộ 1A tránh Biên Hòa, Vành đai TP. Biên Hòa, đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu…
Theo báo cáo của UBND huyện Trảng Bom, sau 20 năm thành lập huyên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng trên các lĩnh vực hàng năm đều đạt khá, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân đạt 17,97%/năm.
Nếu như năm 2004 chỉ có 115 dự án FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD, đến nay, huyện đã thu hút 223 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 3,4 tỉ USD, với 4 khu công nghiệp tập trung và 1 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút trên 118 ngàn lao động.
Trảng Bom hiện đã trở thành một trong 4 địa phương có công nghiệp phát triển nhất tỉnh Đồng Nai.
Huyện Trảng Bom đã quy hoạch mở rộng Thị trấn Trảng Bom và hình thành khu đô thị phát triển với mục tiêu phấn đấu sẽ trở thành thị xã vào năm 2025.
Huyện Thống Nhất đặt mục tiêu lên thị xã sau năm 2030
Có vị trí tiếp giáp Trảng Bom, huyện Thống Nhất cũng thừa hưởng những điều kiện tự nhiên, hạ tầng để thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Trong đó, tuyến Quốc lộ 20 kết nối trực tiếp với cao tốc TP.HCM – Dầu Giây – Phan Thiết là cửa ngõ giao thông của vùng Đông Nam bộ kết nối với Tây nguyên, Nam Trung bộ, miền Tây Nam bộ.
Báo của UBND huyện Thống Nhất cho biết, trên địa bàn hiện có 5 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài trên 32km và 4 tuyến đường tỉnh quy hoạch mở mới với tổng chiều dài trên 26km. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 18 tuyến đường hiện hữu với tổng chiều dài trên 83km và nhiều tuyến đường xã quản lý.
Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương với 3 dự án thành phần đang chuẩn bị được triển khai cũng là động lực phát triển cho Thống Nhất.
Hiện nay, huyện Thống Nhất đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng là giảm dần nông nghiệp, tăng công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Trong những năm tới, huyện sẽ tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics. Mục tiêu của huyện Thống Nhất sẽ trở thành thị xã sau năm 2030.
-
Khi nào sẽ trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tỉnh Đồng Nai?
Tỉnh Đồng Nai đang đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2030. Phấn đấu trong tháng 12/2023, đồ án quy hoạch tỉnh sẽ được trình HĐND tỉnh xem xét thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-
Đồng Nai có quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ 5/11
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 58/2024/QĐ-UBND ngày 25-10-2024 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
-
Đồng Nai chốt thời điểm hoành thành Vành đai 3, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các địa phương, sở ngành tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành hai dự án hạ tầng trọng điểm là Vành đai 3, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn qua địa bàn.
-
Kiến nghị làm thêm đường băng thứ 2 ở Sân bay Long Thành với kinh phí 3.455 tỷ
Sáng 2/11, đoàn công tác Ủy ban Kinh tế Quốc hội làm việc với tỉnh Đồng Nai và Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) khảo sát vị trí đường sắt tốc độ cao trong khu vực sân bay Long Thành.