Ảnh minh hoạ
Tại hội nghị đối thoại của Bí thư Thành ủy Hà Nội với MTTQ các cấp TP. Hà Nội tổ chức hôm nay (9.8), Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ-Pháp luật của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Phạm Ngọc Thảo cho biết, thực trạng về các dự án "treo", chậm triển khai là vấn đề gây nhức nhối dư luận.
Những dự án chậm tiến độ không chỉ tạo ra khung cảnh nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị mà còn gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế, kéo theo đó là mầm mống phát sinh của hàng loạt những vấn đề bất cập khác, làm giảm niềm tin của người dân vào chính sách của Nhà nước; nhiều người dân trong diện bị thu hồi đất đã phản ứng mạnh mẽ, thậm chí làm đơn khiếu kiện...
Ông Phạm Ngọc Thảo đánh giá, thời gian qua, chính quyền TP. Hà Nội đã vào cuộc một cách quyết liệt, song, kết quả xử lý vẫn chậm, thậm chí có nhiều dự án kéo dài hàng chục năm chưa có chuyển biến, gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và đời sống của người dân. Vì vậy, Thành phố cần sớm xử lý dứt điểm dự án "treo".
Về vấn đề này, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân cho biết, qua rà soát, thống kê trên địa bàn từ năm 2012 đến nay, toàn TP. Hà Nội có 712 dự án vốn ngoài ngân sách Nhà nước có sử dụng đất chậm triển khai. Thành ủy đã có kết luận, nghị quyết chỉ đạo, HĐND Thành phố có nghị quyết giao nhiệm vụ cho UBND Thành phố xử lý quyết liệt đối với các dự án này.
Trong tổng số 712 dự án, đến nay có 66 dự án UBND Thành phố có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt, dừng thực hiện dự án; 60 dự án đang hoàn thiện thủ tục, còn 293 dự án tiếp tục phương án xử lý. Như vậy, Thành phố đã giảm 419 dự án so với danh sách ban đầu.
"Theo lộ trình, dự kiến tháng 11/2023, Thành phố sẽ xử lý dứt điểm 293 dự án chậm triển khai còn tồn tại. Với các chủ đầu tư không tuân thủ, Thành phố sẽ kiên quyết xử lý, cần thiết sẽ rút giấy phép", Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho hay.
Vị này cũng cho biết, hiện Thành phố đang xử lý các dự án chậm triển khai theo hai hướng: Tập trung hỗ trợ thủ tục đầu tư cho các dự án đẩy nhanh tiến độ triển khai; kiên quyết thu hồi, dừng các dự án không đủ điều kiện hoặc vi phạm quy định.
Thành phố cũng chỉ đạo các đơn vị từ Thành phố đến cơ sở tiếp tục tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, thanh tra, xin ý kiến tham vấn cơ quan chuyên ngành cấp trên đối với các trường hợp pháp luật chưa có quy định cụ thể và kết luận đối với từng dự án để tiếp tục xem xét xử lý từng bước, dứt điểm các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai bảo đảm tính chính xác, đầy đủ hồ sơ pháp lý, tính khả thi và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Thành phố đã có chỉ đạo sẽ công khai danh mục tới cấp xã, trên các phương tiện thông tin đại chúng để chính quyền người dân tổ chức giám sát nội dung này. Trên cơ sở đó xây dựng các kịch bản đối với các dự án tiếp tục triển khai, các phương án xử lý với dự án bãi bỏ, chấm dứt hoạt động.
-
Loạt giải pháp xử lý “quy hoạch treo” và “dự án treo” ở Bà Rịa – Vũng Tàu
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành văn bản chỉ đạo khắc phục tình trạng “quy hoạch treo” và “dự án treo” trên địa bàn tỉnh.







-
Người mua bất động sản chuyển hướng, loại dự án này đang nhận được nhiều sự quan tâm
Dù tổng thể thị trường còn trầm lắng nhưng ngày càng nhiều người mua tìm kiếm các giao dịch tiềm năng trên thị trường căn hộ thứ cấp, đặc biệt với các dự án vừa được tháo gỡ vướng mắc pháp lý....
-
Hà Nội dự kiến “lột xác” một khu tập thể từ 30 chung cư cũ thành hai tòa tháp cao tầng hiện đại
Một bước ngoặt lớn đang được chuẩn bị cho bộ mặt đô thị Hà Nội khi quận Đống Đa đề xuất cải tạo toàn diện khu tập thể Trung Tự – một trong những khu nhà ở cũ kỹ và đông dân bậc nhất Thủ đô....
-
Giá thuê nhà ở xã hội bao nhiêu là hợp lý?
Mức giá tối thiểu thuê nhà ở xã hội ở Hà Nội là 48.000 đồng/m2 một tháng với nhà dưới 10 tầng và cao nhất 198.000 đồng/m2 với nhà trên 30 tầng.