Phối cảnh một trong những phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo. Ảnh: TEDI
Theo đó, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức thi tuyển rộng rãi phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo theo quy định của Luật Kiến trúc.
Trước đó, ngày 28.9, Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội đã tổ chức buổi làm việc với lãnh đạo Hội Kiến trúc sư Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan để trao đổi, làm rõ, qua đó đề xuất triển khai thực hiện tiếp việc tuyển chọn (hoặc thi tuyển) phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo.
Lãnh đạo Hội Kiến trúc sư Việt Nam đánh giá, công tác tổ chức tuyển chọn phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo thời gian qua là nghiêm túc, bài bản và tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, việc chỉ có một đơn vị tư vấn chuyên ngành về giao thông nghiên cứu đề xuất các phương án về kiến trúc cầu là chưa hợp lý, mà cần có sự hợp tác với các đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc có uy tín (kể cả quốc tế).
Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, do vị trí, vai trò công trình cầu Trần Hưng Đạo trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và giao thông khu vực rất đặc biệt nên Hội mong muốn đây là công trình tạo điểm nhấn về kiến trúc. Kiến trúc cầu cần mang tinh thần mới; là kết tinh của công nghệ, khoa học và trí tuệ hiện đại, trở thành một biểu tượng về lịch sử, thẩm mỹ và văn hóa đương đại, không nên lặp lại phong cách kiến trúc kiểu Pháp hay Đông Dương…
Từ đó, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét hai phương án: Tổ chức thi tuyển rộng rãi (thời gian thực hiện khoảng 2,5 tháng và có sự tham gia của các đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc quốc tế) hoặc nếu tiếp tục thực hiện tuyển chọn thì mời các đơn vị tư vấn trong nước và quốc tế đề xuất thêm các phương án thiết kế kiến trúc để tuyển chọn bổ sung. Hội sẵn sàng tham gia để lựa chọn được phương án tối ưu.
Dựa vào ý kiến các đơn vị liên quan, Sở Quy hoạch - Kiến trúc báo cáo đề xuất Thành phố tổ chức thi tuyển rộng rãi theo quy định của Luật Kiến trúc và đề nghị của Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Trước đó, Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông - vận tải (TEDI) đã đề xuất phương án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng. Cầu có chiều dài khoảng 5,5km, gồm: Cầu, đường dẫn và nút giao hai đầu cầu; trong đó phần cầu vượt sông dài 2,4 km. Điểm đầu dự án tại ngã năm nút giao với đường Lê Thánh Tông - Trần Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng); điểm cuối sau khi vượt qua đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5) sẽ kết nối với đường quy hoạch tại phường Việt Hưng (quận Long Biên). Về quy mô, cầu rộng 31m, bảo đảm 6 làn xe cơ giới và 2 dải đi bộ, tốc độ thiết kế 80 km/h.
-
Hà Nội sẽ có cuộc đổ bộ về phía Đông, chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư thận trọng khi đón sóng
Quy hoạch phân khu sông Hồng được dự báo sẽ tạo nên cuộc dịch chuyển của thị trường bất động sản về phía đông Hà Nội. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi đón sóng hạ tầng.
-
Một doanh nghiệp muốn làm dự án khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
-
Diễn biến mới về 2 cây cầu hơn 36.000 tỉ bắc qua sông Hồng sắp được Hà Nội đầu tư
Lãnh đạo TP. Hà Nội đã thống nhất chủ trương đầu tư với 3 dự án cầu bắc qua sông Hồng gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi. Đây đều là những hạ tầng quan trọng, có vốn đầu tư lớn. Trong đó, cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo có vốn đầu tư dự ...
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....