Cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống. Ảnh: Kinh tế đô thị
Sóng đầu tư dịch chuyển về phía đông
Thị trường bất động sản nhà ở phía Đông Hà Nội - một phần đất nằm sát cạnh Sông Hồng đang được tính đến trong Quy hoạch phân khu Sông Hồng.
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cao cấp Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của Savills Hà Nội, cho rằng các dự án nhà ở sẽ được hưởng lợi từ việc di dân từ khu vực nội đô lịch sử tới các quận giáp ranh.
Nổi trổi là khu vực phía đông, nơi đã có một số dân cư phố cổ trước đây chuyển sang khu vực này sinh sống do các điều kiện hạ tầng tốt cùng việc đi lại thuận tiện.
Ở phân khúc biệt thự/nhà liền kề, dữ liệu của Savills cho thấy khu vực phía đông bao gồm Long Biên và Gia Lâm đang cung cấp khoảng 8.100 căn, chiếm gần 15% tổng nguồn cung nhà ở thấp tầng trong quý 2-2021. Nguồn cung sơ cấp về nhà ở thấp tầng trong dự án hiện nay đang rất hạn chế.
Giá bán của các sản phầm nhà ở thấp tầng ở khu vực này đang ở mức cạnh tranh so với các khu vực khác ở Hà Nội nhờ sự cải thiện mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội như trung tâm thương mại, bệnh viên cao cấp, công viên, không gian xanh.
Bà Hằng cho biết nguồn cung nhà ở thấp tầng trong tương lai gần ở khu vực phía đông là không nhiều, chủ yếu là các khu có quy mô nhỏ. Số lượng các dự án có quy mô lớn hạn chế và đang lập quy hoạch.
Điểm này có thể tạo ra thuận lợi cho các dự án đã phát triển, các khu dân cư hiện hữu, các dự án được quy hoạch của khu vực cũng như các dự án đô thị lớn tại các tỉnh lân cận như Hưng Yên và Bắc Ninh.
“Với kế hoạch đưa các huyện Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Gia Lâm và Thanh Trì lên thành các quận trung tâm trước năm 2025, những khu vực này sẽ trở thành những điểm đầu tư đáng chú ý”, bà Hằng nhận định.
Ở hạng mục căn hộ để bán, theo thống kê của Savills, nguồn cung sơ cấp tại thời điểm quý 2-2021 của Gia Lâm đang đứng thứ hai thị trường, với 26% thị phần từ khoảng 4 dự án. Huyện này cũng đang đứng thứ hai về số lượng căn bán được trong quý này.
Cùng với sự mở rộng đô thị và phát triển không gian của Hà Nội, nguồn cung đã mở rộng từ các khu vực thành thị đến các huyện ngoại thành.
Năm 2017, các huyện Hoài Đức và Thanh Trì chỉ cung cấp 6% nguồn cung, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2021, nguồn cung tại 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh đã chiếm 23% thị phần.
Trong khi đó, nguồn cung thứ cấp của Long Biên và Gia Lâm thấp chỉ tại mức 5-6%/mỗi quận huyện. Dự kiến từ năm 2021 trở đi, các huyện ngoại thành sẽ cung cấp 26% nguồn cung căn hộ.
Về nguồn cung tương lai của căn hộ, huyện Gia Lâm cùng với khu vực Từ Liêm và Hoàng Mai tiếp tục dẫn đầu. Trong khi đó huyện Gia Lâm cung cấp 14% nguồn cung tương lai và quận Long Biên là 8%.
Nhà đầu tư cân nhắc kỹ trước khi đón sóng
Theo nhận định của các chuyên gia Savills, tính tới thời điểm hiện nay, mức độ ảnh hưởng của thông tin xây dựng những cây cầu mới lên giá cả và nguồn cầu khu Đông đang chưa rõ nét, hoặc nếu có cũng cần tùy thuộc vào tiến độ thực hiện của dự án.
Hà Nội đang nghiên cứu quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng.
Về thông tin quy hoạch về cầu Trần Hưng Đạo, bà Hằng cho biết, hiện việc tiếp cận sang phía đông vẫn đang được thực hiện chủ yếu từ các cây cầu cận kề như cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì và hỗ trợ thêm từ các cây cầu khác như Nhật Tân và Đông Trù.
“Việc có thêm một cây cầu nữa sẽ thúc đẩy thêm quá trình di dân, đồng thời hỗ trợ giao thông từ các khu vực khác đặc biệt là khu vực nội đô"” bà Hằng cho biết.
Qua các bước thẩm định, phê duyệt, thực tế là cầu còn cần thời gian để xây dựng. Do đó, tại thời điểm hiện nay, mức độ ảnh hưởng của thông tin này đang chưa rõ nét hoặc nếu có cũng cần tùy thuộc vào tiến độ thực hiện của dự án.
Cũng theo bà Hằng, khi cầu xây dựng xong, diện mạo đô thị khu vực phía đông sẽ khang trang, đẹp mắt hơn. Từ đó gia tăng sức hấp dẫn dịch chuyển của người dân khu vực nội đô sang khu vực này cũng như thu hút thêm nguồn cầu từ các tỉnh tiếp cận Hà Nội từ phía đông.
“Việc đón sóng đầu tư thường được các nhà đầu tư tính đến khi xuất hiện công trình hạ tầng quan trọng. Nhưng việc ra quyết định vào thời điểm nào còn tùy thuộc vào kỳ vọng cũng như tiềm lực tài chính của mỗi nhà đầu tư trong tương quan cạnh tranh với các khu vực khác cũng như tiến độ triển khai, xây dựng cầu trên nền mặt bằng giá bất động sản đã điều chỉnh tăng thời gian gần đây”, bà Hằng nói.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, cho biết ý tưởng về quy hoạch sông Hồng gắn với những khu đô thị văn minh hiện đại đã được đề cập rất nhiều lần.
“Tôi cho rằng, thị trường cần chú ý và quan sát cẩn thận về tiến trình thực hiện của bản quy hoạch này. Việc thực hiện quy hoạch hai bên bờ sông Hồng là một việc cần phải làm đối với Hà Nội. Đã đến lúc khu vực này được cải thiện, nâng cấp với kế hoạch phát triển bền vững và chất lượng cao”, Powell nói.
Nếu nhìn sang các thủ đô khác trên thế giới như tại London (Anh Quốc), Hong Kong, Seoul (Hàn Quốc) hay Bangkok (Thái Lan) có thể thấy các đại đô thị này cũng được phát triển dọc bên sông, với bờ sông là tâm điểm phát triển, sự phát triển sẽ dịch chuyển từ bờ bên này sang bên kia.
Ví dụ, sự phát triển của London chạy dọc từ phía bắc xuống phía nam theo bờ sông Thames. Với Hà Nội, sự phát triển này sẽ hứa hẹn từ bờ tây sang bờ đông của Thủ đô.
“Khi tính việc đầu tư, mỗi phần đất đều có giá trị và tiềm năng riêng và mỗi cá nhân cũng có khả năng tài chính riêng. Bởi vậy, khi đưa ra quyết định đầu tư cho bất kỳ bất đông sản nào, các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng về khả năng tài chính của mình, xem liệu có thể nắm giữ bất động sản đó hay không, thay vì đầu tư theo lối đặt cược”, ông Powell khuyến cáo.
-
Xây thêm 10 cây cầu mới qua sông Hồng, dự báo sẽ có làn sóng đầu tư chảy về phía đông Hà Nội
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhưng nhìn chung thị trường bất động sản Hà Nội vẫn ổn định. Theo dự báo trong thời gian sắp tới, với định hướng quy hoạch đô thị ven sông Hồng, thị trường có khả năng chứng kiến cuộc đại dịch chuyển về các trung tâm mới phía Đông Hà Nội.
-
FLC miễn nhiệm 6 nhân sự cấp cao
Tập đoàn FLC vừa công bố nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 với việc miễn nhiệm 4 thành viên hội đồng quản trị cùng 2 thành viên ban kiểm soát.
-
Huyện có siêu dự án hơn 4,2 tỷ USD sắp khởi công hai dự án nhà ở xã hội
Động thái này đánh dấu bước chuyển mình sau gần 10 năm huyện này cũng như toàn thành phố Hà Nội chưa triển khai được dự án nhà ở xã hội (NOXH) nào bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Khách hàng trẻ “chốt” căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences
Với khách trẻ ưu tiên mua căn hộ nội đô, Hanoi Melody Residences đang trở thành “bến đỗ”, nhờ đáp ứng tiêu chí khắt khe và chính sách thanh toán linh hoạt lên tới 05 phương thức lựa chọn.