Hà Nội đang đặt mục tiêu đến năm 2035 có thể cơ bản hoàn thành mạng lưới metro chính, đưa giao thông công cộng thành lựa chọn ưu tiên của người dân.
Theo kế hoạch mới nhất từ UBND TP.Hà Nội, dự án cầu Tứ Liên sẽ được khởi công vào ngày 19/5 tới. Đây là cây cầu lớn kết nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, có tổng vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2025–2027. Ngay sau đó, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi cũng lần lượt được động thổ vào dịp 19/8 và 2/9.
Cầu Trần Hưng Đạo có vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng, nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Cầu Ngọc Hồi với tổng mức đầu tư khoảng 11.800 tỷ đồng sẽ kết nối vành đai 3,5 của Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, kỳ vọng giải tỏa áp lực giao thông khu Nam và mở rộng không gian phát triển đô thị về phía Đông.
Không chỉ phát triển giao thông đường bộ, Hà Nội đang bước vào giai đoạn bứt phá với giao thông đường sắt đô thị. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong năm 2025, thành phố đặt mục tiêu khởi công tuyến metro số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) và tuyến số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc).
Tuyến metro số 2 dài 11,5km, trong đó có 8,9km đi ngầm, đi qua các trục đường huyết mạch và khu phố cổ, với tổng vốn đầu tư gần 35.600 tỷ đồng. Tuyến số 5 dài hơn 38km, có tổng vốn đầu tư khoảng 61.900 tỷ đồng, nối khu vực nội đô với đô thị vệ tinh Hòa Lạc, hướng tới giảm tải tuyến Đại lộ Thăng Long.
Bên cạnh đó, tuyến metro số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện đoạn đi ngầm sau khi đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy dài 8,5km đã được đưa vào khai thác từ tháng 8/2024. Tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông đã hoạt động ổn định từ cuối 2021.
Theo Quyết định 1569 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021–2030, Hà Nội sẽ phát triển mạng lưới 14 tuyến metro với tổng chiều dài hàng trăm km. Trong số này, các tuyến như số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), số 2A kéo dài đến Xuân Mai, số 3 mở rộng đến Sơn Tây, tuyến số 4 hình thành vành đai metro... sẽ được ưu tiên triển khai đồng bộ.
Giới chuyên gia nhận định, các dự án giao thông này không chỉ góp phần hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị mà còn có tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản, phát triển công nghiệp – dịch vụ, tạo cú hích tăng trưởng cho cả khu vực thủ đô.
Hà Nội đang đặt mục tiêu đến năm 2035 có thể cơ bản hoàn thành mạng lưới metro chính, đưa giao thông công cộng thành lựa chọn ưu tiên của người dân.
-
Hà Nội đang tăng tốc thực hiện hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm
Theo chỉ đạo mới nhất của UBND TP. Hà Nội, các sở, ban, ngành và chủ đầu tư cần siết lại 5 công tác trọng yếu trong quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc gỡ vướng cho giải phóng mặt bằng, kiểm soát chi phí đầu tư, nhất là trong bối cảnh giá vật liệu, tài nguyên xây dựng biến động mạnh.
-
Hà Nội "chốt" quy trình lập và mở rộng khu công nghệ cao, kỳ vọng hút đầu tư công nghệ
Tại kỳ họp thứ 22 vừa diễn ra, HĐND TP. Hà Nội đã chính thức thông qua Nghị quyết quy định trình tự, thủ tục thành lập, điều chỉnh, mở rộng ranh giới khu công nghệ cao và phân định rõ thẩm quyền của Ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp Thành phố.
-
Hà Nội dự chi hơn 18.000 tỷ đồng cải tạo không gian bên Hồ Gươm, xây cầu Trần Hưng Đạo nối ba quận
Hai dự án trọng điểm vừa được HĐND TP Hà Nội phê duyệt với tổng kinh phí đầu tư công lên tới gần 18.833 tỷ đồng, trong đó bao gồm kế hoạch "thay da đổi thịt" khu vực phía Đông Hồ Gươm và xây dựng cầu Trần Hưng Đạo – cây cầu mới nối Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Long Biên.








-
Hà Nội sắp có khu đô thị 15.000 tỷ, dân số dự kiến 21.000 người
Một khu đô thị với quy mô 205 ha, tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh (Hà Nội) sắp được đưa ra đấu thầu từ quý 3/2025.
-
Hà Nội mở bán hàng trăm căn hộ nhà ở xã hội giá chỉ hơn 16 triệu đồng/m2
Thông tin Hà Nội mở bán hơn 300 căn nhà ở xã hội với mức giá chỉ hơn 16 triệu đồng/m2 đang thu hút sự quan tâm đặc biệt.
-
Hai khu vực vùng ven Hà Nội dẫn sóng biệt thự, liền kề
Thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội đang dần bước qua giai đoạn trầm lắng để ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực trong quý 1/2025.