Phối cảnh cầu Thượng Cát, Hà Nội.
Theo quyết định phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, cầu Thượng Cát và đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài hơn 5,2km. Công trình bắt đầu từ nút giao đường Kỳ Vũ (phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm) và kết thúc tại nút giao đường 23B (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh).
Cầu chính có chiều dài 780m, mặt cầu rộng 35m với 8 làn xe, đảm bảo khả năng lưu thông lớn. Trong cuộc thi thiết kế kiến trúc đầu năm 2024, phương án “Cánh chim hòa bình” đã giành giải Nhất và được chọn làm thiết kế chính thức. Đây là biểu tượng cho sự phát triển và gắn kết khu vực phía bắc Hà Nội.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 7.300 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đang tích cực xúc tiến các thủ tục cần thiết để đảm bảo khởi công đúng tiến độ trong năm 2025.
Thống kê sơ bộ cho thấy dự án cần thu hồi khoảng 30ha đất, trong đó có hơn 2,3ha đất ở. Cụ thể, tại quận Bắc Từ Liêm, khoảng 1ha đất của 82 hộ dân sẽ bị thu hồi; tại huyện Đông Anh, hơn 1,3ha đất ở nằm trong diện thu hồi. Phần còn lại chủ yếu là đất nông nghiệp và đất công.
Cầu Thượng Cát khi hoàn thành sẽ góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống giao thông của Hà Nội, đặc biệt là khu vực phía bắc. Công trình không chỉ giúp kết nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh mà còn nối liền các tuyến đường huyết mạch như đường Vành đai 3,5 và các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế.
Hà Nội hiện đang có 8 cầu qua sông Hồng gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1, 2), Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Văn Lang.
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội có thêm 10 cây cầu bắc qua sông Hồng, bao gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).
-
Hà Nội quy hoạch phân khu đô thị hơn 1.300ha
UBND TP. Hà Nội vừa công bố quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 5 (khu vực hồ Đồng Quan và vùng phụ cận) với tỷ lệ 1/2.000.
-
Hà Nội: Hơn 1.000 dự án vướng bồi thường về đất
Tại hội nghị Tổng kết 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, trên địa bàn hiện có hơn 1.000 dự án dở dang đang có vướng mắc về phương án bồi thường giải phóng mặt bằng do chuyển tiếp Luật Đất đai.
-
Hà Nội quy hoạch 29 toà nhà trong khu tập thể Nghĩa Tân
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân, tỉ lệ 1/500.
-
Đô thị đặc biệt nhất Việt Nam sẽ hiện thực hoá “kỳ tích” làm 15 tuyến đường sắt đô thị như thế nào?
Hà Nội cần tới 55 tỷ USD để có thể hiện thức hoá “kỳ tích” làm 15 tuyến đường sắt đô thị hiện đại, chiều dài gần 620km vào năm 2045.
-
Hà Nội sẽ có thêm 1.700 căn nhà ở xã hội trong năm 2025
Dự kiến, đến hết năm 2025, TP.Hà Nội sẽ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội, cung cấp 1.700 căn hộ, đáp ứng 9% nhu cầu về nhà ở của người lao động.