Phối cảnh cầu đường bộ qua sông Hồng tại khu vực biên giới giữa huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) và huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam).
Buổi lễ có sự hiện diện của đại diện Bộ Xây dựng Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, lãnh đạo hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam cùng đại diện nhiều sở, ngành liên quan. Đây là bước hiện thực hóa Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về việc cùng xây dựng cây cầu đường bộ qua sông Hồng tại khu vực biên giới giữa huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) và huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam).
Công trình gồm cầu chính vượt sông Hồng theo dạng cầu dây văng tháp thấp. Cầu dài 230m, chia thành 3 nhịp, với kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực được thi công bằng phương pháp đúc hẫng kết hợp dây văng đan kiểu rẻ quạt. Trụ tháp cao 20m tính từ mặt cầu, tổng chiều rộng mặt cầu đạt 35,3m. Mỗi nước sẽ đảm trách xây dựng một nửa chiều dài cầu chính (tức 115m). Phía Việt Nam dự kiến chi gần 300 tỷ đồng cho phần việc này.
Đây là cây cầu thứ tư trong khu vực kinh tế cửa khẩu Lào Cai, nối tiếp các công trình trước đó như cầu Hồ Kiều I, II và cầu Kim Thành. Cầu mới được xây dựng tại khu vực cửa khẩu Bản Vược, huyện Bát Xát, cách cột mốc 97(2) khoảng 700m về phía hạ lưu sông Hồng. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trước tháng 6/2026.
Khi cầu hoàn thành, Lào Cai sẽ có thêm điều kiện để bứt phá, trở thành một cực tăng trưởng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đồng thời là điểm trung chuyển chiến lược trong liên kết kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cây cầu mới sẽ giúp tăng cường năng lực vận chuyển hàng hóa, lưu thông giữa hai bên, giảm tải cho các cửa khẩu hiện hữu, từ đó thúc đẩy thương mại song phương. Ngoài ra, đây cũng là minh chứng cụ thể cho việc triển khai các nội dung trong Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực kết nối giao thông và phát triển hạ tầng biên giới.
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương cần khẩn trương phê duyệt giá đất cụ thể, ban hành phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư các vị trí móng cột; hoàn thành công tác kê kiểm, lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với phần hành lang tuyến trước ngày 15/4.
-
Tuyến đường sắt hơn 200.000 tỷ đồng nối Lào Cai - Hải Phòng có gì đặc biệt?
Dự án đường sắt hơn 200.000 tỷ đồng nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đang thu hút sự quan tâm lớn bởi quy mô và tầm quan trọng chiến lược. Tuyến đường sắt này có gì đặc biệt? Công nghệ, thiết kế, tác động kinh tế và ý nghĩa đối với giao thương khu vực ra sao?
-
Phó Thủ tướng thúc tiến độ mở rộng cao tốc Yên Bái – Lào Cai
Đoạn cao tốc Yên Bái – Lào Cai dài khoảng 121km dù đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng theo tiêu chuẩn 4 làn xe, nhưng hiện chỉ có khoảng 38 km được đầu tư mặt đường với quy mô 4 làn xe, còn lại khoảng 83 km mới chỉ đạt quy mô 2 làn xe và không có dải phân cách cứng ở giữa.








-
Thêm 3 mỏ đồng lớn ở Lào Cai được đưa vào danh mục “không đấu giá”
Nhiều khu vực khai thác khoáng sản đồng có quy mô lớn tại Lào Cai được bổ sung vào danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường....
-
Thị xã cao nhất Việt Nam sẽ chuyển sang mô hình mới
Theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, bắt đầu từ ngày 1/7/2025, Sa Pa sẽ chia tay danh xưng "thị xã" để chuyển sang mô hình mới – từ 16 xã, phường rút gọn chỉ còn 1 phường và 5 xã.
-
Nhà máy gang thép 6.000 tỷ hoạt động trở lại, hàng nghìn lao động tại Lào Cai đón tin vui
Sau gần 3 năm tạm ngừng hoạt động, hiện nhà máy Gang thép Lào Cai đã bắt đầu vận hành trở lại, qua đó giải quyết việc làm cho khoảng 1.100 lao động.